Nhồi máu cơ tim là căn bệnh khiến nhiều người run sợ bởi hậu quả mà nó gây ra rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu bạn hiểu rõ về nhồi máu não. Bài viết sau đây sẽ cung cấp giúp bạn các thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Nhồi máu cơ tim là bệnh gì?
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành đột ngột bị tắc nghẽn bởi sự xuất hiện của cục máu đông. Khi bị tắc, máu không thể được đưa đến cơ tim, lâu dần một phần cơ tim sẽ bị hoại tử. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể bị tử vong. Nhồi máu cơ tim còn có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nam giới bị nhồi máu cơ tim tại Mỹ sống được trên 1 năm là 80%, sống trên 5 năm là 61.6% và sống trên 10 năm là 46.2%. Bên cạnh đó, nhồi máu cơ tim cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị tích cực và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Nhồi máu cơ tim có thể gặp ở bất cứ ai nhưng những đối tượng sau đây là có nguy cơ bị nhiều hơn:
- Những người cao tuổi, đàn ông trên 45 và phụ nữ trên 50.
- Những người có bệnh nền đái tháo đường sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường.
- Những người mắc các bệnh: Rối loạn mỡ máu, huyết áp cao,... hoặc có các thói quen hút thuốc lá, béo phì rất dễ bị nhồi máu cơ tim.
- Những người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim thì rất dễ tái phát nhồi máu cơ tim lần 2.
- Người ít vận động, thừa cân, béo phì.
- Những người có người thân trong gia đình đã bị nhồi máu cơ tim thì cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn bình thường.
Nhồi máu cơ tim có thể gặp ở nhiều người
Các triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim
Các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim đều được báo trước từ vài tuần, thậm chí là vài tháng. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra từ sớm bởi rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim đó là:
- Khó thở: Hầu hết người bệnh nhồi máu cơ tim sẽ có dấu hiệu khó thở, hụt hơi. Nhiều trường hợp đang đi hay đang đứng phải ngồi thụp xuống mới có thể thở bình thường.
- Đau tức ngực: Trên 50% các trường hợp người bị nhồi máu cơ tim gặp phải triệu chứng tức ngực, đau thắt ngực dữ dội, nặng ngực, nóng rát ở ngực,...
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược không rõ nguyên nhân là dấu hiệu gặp ở hầu hết người bị nhồi máu cơ tim. Đó có thể là trạng thái uể oải, bải hoải khi ngủ dậy hoặc khi làm việc.
- Lo lắng, nóng ruột, bồn chồn: Càng đến gần cơn nhồi máu cơ tim, nhiều người lại xuất hiện triệu chứng này. Mặc dù không rõ nguyên nhân nhưng nhiều người cảm thấy lo âu, căng thẳng, hồi hộp không yên.
- Đau đầu, chóng mặt, đau cánh tay, đau sau lưng, đau vai,... cũng là những biểu hiện cho thấy có thể bạn sẽ gặp phải nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là do đâu?
Nguyên nhân khiến nhồi máu cơ tim xuất hiện là do động mạch vành bị tắc nghẽn trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng các cơ tim hoại tử. Trong đó có nhiều yếu tố dẫn đến việc động mạch vành bị hẹp, tắc như:
Do cục máu đông trong động mạch vành
Khi cục máu đông hình thành trong động mạch vành sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn, bít tắc. Dòng máu sẽ không thể di chuyển để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho cơ tim. Nếu tình trạng này kéo dài, một phần tim sẽ bị hoại tử.
Nếu cục máu đông nằm ở động mạch vành chính thì phần lớn cơ tim sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp động mạch nhánh nhỏ bị tắc thì chỉ một vùng nhỏ trong cơ tim sẽ bị ảnh hưởng.
Ngay sau cơn đau tim xuất hiện, phần cơ tim bị hoại tử được thay thế bằng một mô sẹo trong vài tuần sau đó. Khả năng sống sót và nguy cơ tử vong có liên quan đến vị trí và mức độ tắc nghẽn trong động mạch vành.
Do động mạch vành co thắt
Ở người bị xơ vữa động mạch thường mắc kèm thêm các bệnh nền như cao huyết áp, mỡ máu… đều có thể xảy ra tình trạng co thắt động mạch cảnh, làm cản trở quá trình lưu thông máu đến tim. Nguyên nhân chính khiến động mạch co thắt là do hút thuốc lá, lạm dụng rượu, sử dụng chất kích thích.
Do lượng máu trong động mạch vành bị giảm
Tim đập nhanh sẽ khiến nhu cầu sử dụng oxy và chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp cho tim. Lúc này cơn đau tim sẽ xuất hiện và gây ra nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó, nhồi máu cơ tim còn có thể nhiều yếu tố tác động như: Viêm động mạch, bệnh mạch máu collagen, biến chứng sau phẫu thuật tim, động mạch vành bất thường bẩm sinh,...
Cục máu đông ở tim gây nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Được nhận định là tình trạng khẩn cấp, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người mắc. Thống kê cho thấy, có đến 10% số ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. Chỉ có 80% nam giới sống trên 1 năm và 61.6% sống trên 5 năm kể từ khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở nữ giới cao hơn nam giới đến 45%. Mặt khác, tỷ lệ bệnh tái phát cũng khá cao, ở nam giới là 13% và nữ giới là 40%.
Nếu qua khỏi, người bệnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng nhồi máu cơ tim như:
- Suy tim cấp: Đây là tình trạng dễ xảy ra ở tuần thứ 2 kể từ khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Người bệnh có thể bị trụy mạch, tụt huyết áp, mạch đập nhanh nhưng yếu, có thể khó thở kịch phát, thấy phù cấp nếu bị suy tim trái.
- Rối loạn nhịp tim: Hầu hết người bệnh nhồi máu cơ tim đều có biểu hiện rối loạn nhịp tim sau đó.
- Nguy cơ đột quỵ não: Cục máu đông xuất hiện ở tim có thể di chuyển đến não nếu không được loại bỏ. Điều này sẽ khiến người mắc đến gần hơn với nguy cơ bị tai biến.
- Vỡ tim: Đây là tình trạng máu tràn ra khỏi màng tim, chiếm đến 10 số ca nhồi máu cơ tim, chỉ 2 tuần sau đó.
Nhồi máu cơ tim thực sự nguy hiểm bởi hậu quả mà bệnh gây ra rất nghiêm trọng.
Điều trị nhồi máu cơ tim
Điều trị nhồi máu cơ tim được thực hiện qua các giai đoạn: Giai đoạn cấp cứu, giai đoạn điều trị và phục hồi tích cực.
Cấp cứu người bệnh nhồi máu cơ tim
Khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu đặc trưng của nhồi máu cơ tim thì cần dừng toàn bộ công việc đang làm, tiến hành nghỉ ngơi dưới dạng nửa nằm nửa ngồi. Nên nới lỏng cổ áo, hít thở sâu, cố gắng điều hòa nhịp thở và giữ tâm thế bình tĩnh. Gọi ngay người thân hoặc gọi điện cho cấp cứu 115 để nhận được sự trợ giúp kịp thời.
Sử dụng Aspirin dưới dạng uống hoặc dùng 1 viên Nitroglycerin dạng đặt dưới lưỡi. Trong trường hợp người bệnh rơi vào trạng thái bất tỉnh, hôn mê, bạn có thể tiến hành hồi sức tim phổi bằng hô hấp nhân tạo. Nếu bệnh nhân có đờm, rãi trong miệng, cần nhanh chóng móc đờm rãi thật nhanh, đảm bảo đường thở luôn được thông thoáng và thực hiện động tác ép tim ngoài lồng ngực. Việc sơ cứu người bệnh nhồi máu cơ tim phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
Điều trị nhồi máu cơ tim lâu dài
Khi đã qua khỏi cơn nguy kịch, việc điều trị nhồi máu cơ tim lâu dài là vấn đề cần quan tâm bởi bệnh rất dễ tái phát. Nhồi máu cơ tim được điều trị bằng thuốc hoặc qua biện pháp phẫu thuật.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim đó là: Thuốc làm tan cục máu đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu như: Aspirin, streptokinase, vasopolis, urokinase,...
Sử dụng ống thông để vào động mạch vành của tim giúp thông lòng mạch, phá vỡ cục máu đông.
Thực hiện phẫu thuật ghép mạch vành tim giúp cung cấp máu vào tim khi mạch máu đang bị nghẽn.
Tiến hành tái khám định kỳ để có thể phát hiện nguy cơ khiến bệnh tái phát.
Sử dụng Nitroglycerin dạng đặt dưới lưỡi cấp cứu nhồi máu não
Làm gì để ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh từ sớm là việc nên làm, đặc biệt ở người có nguy cơ cao. Một số phương pháp phòng ngừa dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ nhồi máu cơ tim:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với các loại thuốc như: Thuốc điều trị huyết áp, thuốc mỡ máu, thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu,....
- Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ đã qua chế biến, nội tạng động vật. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều đồ ăn tốt cho tim mạch như hoa quả, rau xanh và các loại hạt giàu chất chống oxy hóa.
- Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh để béo phì.
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, hay cáu giận,....
- Sử dụng sản phẩm chứa nattokinase từ đậu tương lên men. Sản phẩm ra đời năm 2006 được biết đến với tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông. Các nghiên cứu đều chỉ ra, nattokinase có tác dụng tiêu sợi huyết, ngăn các tiểu cầu kết dính với nhau, từ đó làm tan cục máu đông - tác nhân chính gây nhồi máu cơ tim.
Nattokinase từ đậu tương lên men giúp làm tan cục máu đông hiệu quả
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về nhồi máu cơ tim. Nếu bạn hoặc người thân của mình đang thuộc nhóm nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này, hãy phòng ngừa ngay từ hôm nay để không gặp phải cơn nhồi máu cơ tim. Nếu còn băn khoăn về bệnh nhồi máu cơ tim, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Quy trình chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/heartdisease/heart_attack.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/symptoms-causes/syc-20373106