Rối loạn tuần hoàn não có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ gặp phải tình trạng này ngày càng tăng cao. Bệnh có thể gây đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về rối loạn tuần hoàn máu não để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn tuần hoàn não là gì?

Rối loạn tuần hoàn não (hay thiểu năng tuần hoàn não) là tình trạng suy giảm lưu lượng máu qua não và gây thiếu oxy ở não. Tình trạng này có thể dẫn tới sự suy giảm chức năng não tạm thời hoặc vĩnh viễn. Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng bệnh tật Hoa Kỳ, rối loạn tuần hoàn não là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 5. 

Các loại bệnh rối loạn tuần hoàn máu não phổ biến bao gồm:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Xảy ra khi các cục máu đông hoặc mảng xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu máu cung cấp tới não. 

Thuyên tắc mạch não: Xảy ra khi một cục máu đông vỡ ra từ nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến não gây tắc mạch não. 

Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu ở não suy yếu, vỡ ra khiến máu chảy vào não và gây phù nề, tổn thương mô não.

Phình động mạch não: Là vấn đề xảy ra với cấu trúc mạch máu não, trong đó thành động mạch não có thể bị vỡ gây chảy máu trong não.

roi-loan-tuan-hoan-nao-co-the-dan-toi-ton-thuong-nao-tam-thoi-hoac-vinh-vien.webp

Rối loạn tuần hoàn não có thể dẫn tới tổn thương não tạm thời hoặc vĩnh viễn

Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não

Tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này là:

Tổn thương mạch máu trong não: Khiến lượng máu được vận chuyển tới các khu vực não chứa những mạch máu này bị khuyết thiếu. Việc thiếu máu cũng dẫn tới tình trạng không cung cấp đủ oxy gây chết tế bào não. 

Xơ vữa động mạch: Là tình trạng cholesterol tích tụ thành mảng bám dày gây hẹp động mạch hoặc ngăn cản lượng máu có thể vận chuyển qua mạch. Xơ vữa động mạch xảy ra khi lượng cholesterol trong máu cao kết hợp cùng tình trạng viêm nhiễm trong động mạch não.

Dị dạng mạch máu: Là tình trạng bất thường trong động mạch hoặc tĩnh mạch gây cản trở dòng chảy của máu. Điều này dẫn tới việc lượng máu và oxy vận chuyển tới não không đầy đủ như thông thường. 

Cục máu đông: Có thể xuất hiện từ bên trong mạch máu do các yếu tố như chấn thương, phẫu thuật, mang thai, khối u,... hoặc từ những bộ phận khác và di chuyển tới não gây rối loạn tuần hoàn não.

Những đối tượng sở hữu các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc rối loạn tuần hoàn não cao hơn nhóm đối tượng khác:

  • Người mắc bệnh béo phì, có chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, lười vận động.
  • Người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường hoặc có mức cholesterol trong máu từ 240 mg/dl trở lên.
  • Người nghiện hút thuốc.
  • Người bị dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương ở đầu có nguy cơ bị phình động mạch não cao hơn. 
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ hình thành cục máu đông ở não.
  • Người mắc bệnh Moyamoya, u mạch máu,... 
  • Người đang bị xơ vữa động mạch hoặc bệnh động mạch cảnh khi sử dụng liệu pháp thay thế hormone sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao bị rối loạn tuần hoàn não.
  • Tuổi tác: Độ tuổi càng lớn thì tỉ lệ mắc rối loạn tuần hoàn não càng cao.
  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình bị rối loạn tuần hoàn não hoặc mắc bệnh tim mạch cũng tiềm ẩn nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

cac-nguyen-nhan-dan-toi-tinh-trang-roi-loan-tuan-hoan-nao.webp

Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tuần hoàn não

Triệu chứng bệnh rối loạn tuần hoàn não

Triệu chứng rối loạn tuần hoàn não có thể khác nhau tùy thuộc theo nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể. Tuy nhiên, đột quỵ là biểu đặc trưng nhất của chứng rối loạn tuần hoàn não. Đó là tình trạng khởi phát đột ngột và nhanh chóng của các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Một bên mặt có thể xuất hiện tình trạng “xệ” hoặc cứng cơ mặt.
  • Yếu chân tay, không thể nâng cánh tay qua đầu.
  • Líu lưỡi, nói lắp, khó khăn trong giao tiếp, không thể hiểu lời nói của những người khác.
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột.
  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn.
  • Mất trí nhớ, lú lẫn.
  • Tê ngứa ở cánh tay, chân hoặc mặt.
  • Yếu, liệt một bên cơ thể hay còn gọi là liệt nửa người.
  • Suy giảm thị lực, mất thị lực một bên.
  • Mất thăng bằng cơ thể, khó hoặc không có khả năng đi lại.
  • Hôn mê, bất tỉnh.

Bệnh rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Rối loạn tuần hoàn não rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể khiến não bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tàn tật vĩnh viễn, mất chức năng nhận thức, liệt một số bộ phận trên cơ thể, khó khăn trong giao tiếp, lú lẫn, mất trí nhớ. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tử vong do biến cố tim mạch nghiêm trọng hoặc không được điều trị y tế kịp thời. Vì vậy, nếu gặp bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, bạn liên hệ tới cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời. 

roi-loan-tuan-hoan-nao-khong-duoc-dieu0tri-kip-thoi-co-the-gay-tan-tat-liet-nua-nguoi.webp

Rối loạn tuần hoàn não không điều trị kịp thời có thể gây tàn tật, liệt nửa người

Chẩn đoán và điều trị rối loạn tuần hoàn não

Chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới rối loạn tuần hoàn não cũng như tình trạng thực tế của người bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể cho từng người.  

Các phương pháp chẩn đoán 

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý này chủ yếu thông qua các xét nghiệm hình ảnh. Những xét nghiệm này cho thấy tình trạng mạch máu trong và xung quanh mô não người bệnh, cụ thể như sau:

Chụp động mạch cảnh: Được sử dụng để xác định nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não có phải do tình trạng phình, hẹp hoặc bất thường trong động mạch cảnh, động mạch sống hoặc gặp chấn thương ở vùng động mạch cảnh sống không.

Siêu âm Duplex/ Siêu âm Doppler: Được sử dụng để phát hiện mảng bám động mạch, cục máu đông hoặc bất cứ vấn đề nào khác gây cản trở lưu lượng máu tới não.

Chụp CT scan: Nhằm xem xét hình ảnh của các mô và máu trong não. Phương pháp này hữu hiệu trong chẩn đoán đột quỵ xuất huyết bởi có thể xác định nhanh chóng máu bị rò rỉ trong não.

Điện não đồ EEG: Được sử dụng để ghi chép lại sóng não. Thông qua đó bác sĩ có thể phát hiện các hoạt động bất thường ở não bộ. 

Chọc dò tủy sống: Được sử dụng nhằm phát hiện có tổn thương nào trong hệ thần kinh trung ương không. Phương pháp này hữu hiệu trong việc phát hiện xuất huyết ở não.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp hiển thị rõ ràng, chi tiết và sắc nét cấu trúc não. Thông qua đó, bác sĩ có thể xác định xem liệu người bệnh có dấu hiệu của cơn đột quỵ trước đó hay không. 

Chụp cộng hưởng từ mạch máu MRA: Cung cấp hình ảnh động mạch ở đầu và cổ giúp bác sĩ phát hiện những tắc nghẽn hoặc động mạch bị phình ở người bệnh.

xet-nghiem-hinh-anh-thuong-duoc-su-đung-de-chan-doan-roi-loan-tuan-hoan-nao.webp

Xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não

Các phương pháp điều trị 

Mục tiêu của những phương pháp này chủ yếu là cải thiện lưu lượng máu tới não. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn máu não mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị rối loạn tuần hoàn máu não. Các loại thuốc được chỉ định bao gồm: 

  • Thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc làm loãng máu, chống đông máu và kết tập tiểu cầu.
  • Thuốc điều trị cholesterol.
  • Một số loại thuốc hỗ trợ khác như thuốc cải thiện tuần hoàn não, thuốc phục hồi tổn thương não,...

Phẫu thuật cắt nội mạc động mạch cảnh: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bóc tách nội mạc động mạch cảnh bị tổn thương hoặc loại bỏ mảng bám trong động mạch. Điều này giúp lượng máu lưu thông qua động mạch cảnh không còn bị tắc nghẽn và trở về mức thông thường.

Đặt ống stent: Một ống stent sẽ được đặt vào động mạch cảnh để ngăn ngừa động mạch bị xẹp, co hoặc đóng lại, giúp cải thiện lượng máu lưu thông lên não.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ 

Một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng bệnh rối loạn tuần hoàn não. Tiêu biểu trong đó có thể kể tới Nattokinase được chiết xuất từ tương đậu lên men. 

nattokinase-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-roi-loan-tuan-hoan-nao.webp

Nattokinase có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tuần hoàn não

Nattokinase là thành phần chính trong Natto, một sản phẩm truyền thống không thể thiếu trong những bữa ăn của người Nhật Bản. Nguyên nhân là bởi nattokinase có tác dụng làm tan sợi huyết, phá hủy các cục máu đông. 

Đồng thời, theo một nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Nghệ thuật Nhật Bản vào năm 1995, nattokinase còn có tác dụng làm giảm độ nhớt máu cũng như giúp ổn định huyết áp. Do đó, sử dụng nattokinase sẽ giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện di chứng gây ra bởi rối loạn tuần hoàn não.

Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn máu não có thể xảy ra ở bất cứ nhóm đối tượng nào. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra. Cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là một trong những yếu tố gây nên rối loạn tuần hoàn máu não. Vì vậy để phòng ngừa bệnh lý này thì xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là điều không thể bỏ qua. Bạn nên bổ sung nhiều loại rau, củ, quả, vitamin, khoáng chất, cá, sữa, đậu. Đồng thời, bạn nên hạn chế sử dụng mỡ, da, nội tạng động vật, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá. Điều này cũng sẽ giúp giảm và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu của bạn.

xay-dung-che-do-an-uong-dinh-duong-de-phong-ngua-roi-loan-tuan-hoan-nao.webp

Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng để phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não

Chế độ luyện tập hợp lý

Người bị béo phì, thừa cân có tỷ lệ mắc rối loạn tuần hoàn não cao hơn thông thường. Vì vậy, bạn nên thực hiện luyện tập phù hợp cũng như kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh rối loạn tuần hoàn não mà bạn cần nắm rõ.

 Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý này, bạn có thể để lại thông tin hoặc bình luận dưới bài viết để được đội ngũ y dược sĩ tư vấn nhanh chóng nhất.

Nguồn tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184601#prevention

https://www.healthline.com/health/cerebrovascular-disease#prevention

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6126265/