Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ. Bệnh cướp đi sinh mạng của khoảng 6 triệu người và khiến 5 triệu người phải chịu thương tật vĩnh viễn do đột quỵ gây ra. Không những thế, người từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát rất cao nếu không có biện pháp điều trị thích hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc ngừa đột quỵ trong thời gian điều trị. Vậy đâu là những loại thuốc phòng ngừa đột quỵ tốt nhất?

Thuốc ngừa đột quỵ hoạt động như thế nào?

Các loại thuốc phòng chống đột quỵ tai biến sẽ hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một mục đích chung là điều trị các bệnh lý và nguyên nhân gây đột quỵ. Chẳng hạn:

  • Một số loại thuốc ngừa tai biến có tác dụng phá vỡ cục máu đông, ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong mạch máu, từ đó giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Một vài loại thuốc ngừa đột quỵ khác giúp giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Đồng thời, thuốc giúp hạn chế sự tích tụ của các mảng xơ vữa trên thành động mạch, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Huyết áp cao làm tăng áp lực máu lên thành động mạch, làm vỡ mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Khi đó, người bệnh được chỉ định sử dụng những loại thuốc giúp ổn định huyết áp.

thuoc-ngua-dot-quy-duoc-su-dung-de-dieu-tri-cac-benh-ly-va-nguyen-nhan-dan-den-dot-quy.webp

Thuốc ngừa đột quỵ được sử dụng để điều trị các bệnh lý và nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Những loại thuốc ngừa đột quỵ được bác sĩ khuyên dùng

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống đột quỵ phù hợp với người bệnh. Một số loại thuốc chống đột quỵ tốt nhất thường được kê đơn như thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ huyết áp…

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Sau khi xảy ra đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, người bệnh cần được thực hiện liệu pháp chống kết tập tiểu cầu càng sớm càng tốt. Thuốc kháng tiểu cầu làm cho các tiểu cầu trong máu khó kết dính với nhau, từ đó ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông.

Các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu thường được sử dụng như:

  • Aspirin: Ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, aspirin còn có khả năng kéo dài thời gian chảy máu, chống kết tập tiểu cầu, từ đó giúp ngăn ngừa quá trình hình thành huyết khối. 
  • Clopidogrel: Đây là hoạt chất ức chế P2Y12, có hiệu quả trong việc phòng ngừa đột quỵ thứ phát. Hiện nay, clopidogrel và aspirin thường được sử dụng chung, giúp đáng kể tỷ lệ tử vong và tai biến trong các trường hợp sau phẫu thuật đặt stent, bắc cầu mạch vành hoặc đau thắt ngực không ổn định.
  • Ticagrelor: Đây cũng là một hoạt chất ức chế P2Y12. Theo các nghiên cứu, ticagrelor có khả năng ức chế tiểu cầu mạnh hơn, ổn định hơn so với clopidogrel.

cac-loai-thuoc-chong-ket-tap-tieu-cau-thuong-duoc-su-dung-gom-aspirin-clopidogrel.webp

Các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu thường được sử dụng gồm aspirin, clopidogrel

Thuốc chống đông máu

Giống như thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu cũng có tác dụng loại bỏ hoặc giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, hai loại thuốc này lại hoạt động theo hai cách khác nhau. Nếu như thuốc chống kết tập tiểu cầu can thiệp vào sự liên kết của các tiểu cầu, thì thuốc chống đông máu can thiệp vào các protein trong máu có liên quan đến quá trình đông máu.

Thuốc chống đông máu được chỉ định sử dụng cho các trường hợp rung tâm nhĩ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu… Một số thuốc chống đông máu thường được bác sĩ kê đơn như warfarin, rivaroxaban, dabigatran, heparin… 

Do tác dụng kéo dài thời gian chảy máu nên thuốc chống đông máu có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, người bệnh khi sử dụng thuốc chống đông máu cần phải theo chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc hạ huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Tăng huyết áp góp phần làm cho các mảng xơ vữa vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông. Trong một số trường hợp, các mạch máu không chịu nổi áp lực sẽ bị vỡ ra, gây xuất huyết não và dẫn đến đột quỵ.

Chính vì thế, kiểm soát huyết áp ở mức lý tưởng (120/80 mmHg) là việc làm hết sức cần thiết trong phòng ngừa đột quỵ. Một số loại thuốc huyết áp thường được sử dụng như:

  • Thuốc lợi tiểu: Giúp thận đào thải nước dư thừa và muối. Điều này làm giảm khối lượng máu đi qua các mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc giúp ngăn chặn các hoạt động của các chất hóa học trong cơ thể có khả năng kích thích tim. Điều này cho phép tim đập với tốc độ và lực ít hơn, từ đó giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Thuốc làm giảm huyết áp bằng cách mở rộng các mạch máu bị co thắt để máu lưu thông tốt hơn.
  • Thuốc chặn canxi: Giúp ngăn chặn canxi xâm nhập vào các tế bào cơ trơn của tim và mạch máu. Điều này giúp cho tim đập với lực ít hơn và giúp các mạch máu thư giãn. 

thuoc-ha-huyet-ap-giup-on-dinh-huyet-ap-tu-dong-an-ngua-dot-quy.webp

Thuốc hạ huyết áp giúp ổn định huyết áp, từ đó ngăn ngừa đột quỵ

Thuốc giảm cholesterol

Khi cholesterol trong máu quá cao, cholesterol bắt đầu tích tụ dọc theo thành động mạch. Quá trình tích tụ này được gọi là mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa sẽ làm hẹp mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu.  

Để phòng ngừa đột quỵ do cholesterol trong máu quá cao, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc trị mỡ máu statin (hay còn gọi là chất ức chế HMG-CoA reductase). Statin giúp ngăn chặn một loại enzym trong cơ thể sản sinh cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol xấu). Đồng thời, statin cũng làm tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt), từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA)

Chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) là thuốc ngừa đột quỵ duy nhất thực sự phá vỡ cục máu đông. Nó thường được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp. 

Khi chất hoạt hóa plasminogen mô được tiêm vào đường tĩnh mạch, nó sẽ di chuyển đến vùng mạch máu bị tắc. Sau đó, tPA sẽ gắn vào fibrin trên bề mạch cục máu đông và kích hoạt plasminogen liên kết với fibrin. Khi fibrin liên kết với các plasmin tách từ plasminogen thì các phân tử của fibrin sẽ bị phá vỡ, từ đó làm tan cục máu đông.

chat-hoat-hoa-plasminogen-(tPA)-la-thuoc-ngua-dot-quy-duy-nhat-thuc-su-pha-vo-cuc-mau-dong.webp

Chất hoạt hóa plasminogen (tPA) là thuốc ngừa đột quỵ duy nhất thực sự phá vỡ cục máu đông

Phòng ngừa đột quỵ bằng sản phẩm chứa enzym Nattokinase

Enzym nattokinase được xem là phương pháp phòng ngừa đột quỵ truyền thống của người Nhật Bản. Đây là một enzym tự nhiên, được chiết xuất từ món ăn Natto, một món ăn được làm từ đậu nành lên men của người Nhật. 

Nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin, ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan cục máu đông. Ngoài ra, enzym này có khả năng kích thích tPA, giúp tăng cường sản sinh plasmin, phá vỡ các phân tử của fibrin. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nattokinase còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu và hạ huyết áp. 

Hiện nay, nattokinase được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng chống đột quỵ. Thực phẩm chức năng chứa nattokinase được sử dụng phổ biến ở người mắc các bệnh về tim như tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, huyết khối tĩnh mạch sâu…

nattokinase-giup-tieu-soi-fibrin-uc-che-ket-tap-tieu-cau-ngan-ngua-dot-quy-nao.webp

Nattokinase giúp tiêu sợi fibrin, ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa đột quỵ não

Người bị đột quỵ sau khi qua cơn nguy kịch phải hứng chịu những thương tật nặng nề và có nguy cơ tái phát rất cao. Chính vì thế, người bệnh cần phải sử dụng thuốc ngừa đột quỵ để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thuốc ngăn ngừa đột quỵ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và chính xác nhất.

>>>XEM THÊM: Note ngay 8 cách phòng ngừa đột quỵ không phải ai cũng biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/drugs-in-secondary-stroke-prevention#:~:text=Aspirin%2C%20clopidogrel%2C%20or%20a%20combination,antiplatelet%20drug%20after%20this%20time.

https://www.healthline.com/health/stroke/drugs#tpa

https://www.nhs.uk/conditions/anticoagulants/