Nhồi máu não là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, do đó thăm khám cần được tiến hành nhanh và sớm để tránh biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Việc thực hiện được tiến hành khẩn trương khi bệnh nhân được đưa vào viện, tùy từng mức độ mà bệnh nhân được thăm khám theo dõi hoặc cấp cứu ngay.

1. Hỏi tiền sử bệnh để chẩn đoán nhồi máu não

Trước khi tiến hành thăm khám bất kì bệnh nào bác sĩ đều dựa trên tiền sử bệnh của người đó, hỏi các dấu hiệu gặp phải, tình trạng hiện tại… để có chẩn đoán sơ bộ. Đối với bệnh đột quỵ cũng vậy cần xác định nguyên nhân để loại trừ vì bệnh rất nguy hiểm cần cấp cứu ngay.

Khi hỏi tiền sử bệnh, quan trọng nhất là thời gian xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, thời điểm đó bệnh nhân có thể hoàn toàn bình thường mà các triệu chứng chưa rõ rệt. Trường hợp bệnh nhân không thể cung cấp được thông tin khi đã hôn mê thì thời gian khởi phát được tính là thời điểm cuối cùng khi bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo. Việc khai thác về tiền sử bệnh hỏi rõ về tiến triển của bệnh sẽ là gợi ý giúp bác sĩ có chẩn đoán khá chính xác vì có nhiều bệnh mà triệu chứng khá giống nhau. Khai thác tiền sử bệnh nhồi máu não cần hỏi về các yếu tố bệnh lý tim mạch, xơ vữa mạch máu, việc sử dụng thuốc, hoặc các chấn thương gặp phải…

2. Thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh

- Khám lâm sàng: Thăm khám này được thực hiện khi bác sĩ đánh giá được chức năng sống của bệnh nhân và tiến hành lấy chỉ số về nhiệt độ, độ bão hòa oxy mao mạch, khám vùng đầu, cổ, vùng chấn thương…
Thăm khám lâm sàng là khám toàn bộ các cơ quan có tổn thương không, để tiếp tục khám chuyên sâu và có hướng xử lí hợp lí tiếp theo.
- Khám các dấu hiệu thần kinh và đánh giá mức độ đột quỵ

Việc này được thực hiện nhanh chóng và đầy đủ để đánh giá mức độ bệnh được gọi là thang điểm đột quỵ. Thăm khám này định lượng được tổn thương về thần kinh và tiên lượng được bước tiếp theo để can thiệp tiếp cũng như tiên lượng biến chứng bệnh có thể xảy ra.
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Khi thăm khám trên được tiến hành xong thì tiến hành xét nghiệm gồm: xét nghiệm đường máu, xét nghiệm chất điện giải, công thức máu, xác định máu đông (PT), xét nghiệm đo thời gian đông của huyết tương (APTT), đánh giá mức độ hình thành cục máu đông (INR), chức năng thận.
- Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài ra việc thực hiện thăm khám chuẩn đoán qua hình ảnh rất quan trọng, đây là công cụ xác định bệnh chính xác, hỗ trợ chủ yếu trong khâu thăm khám chẩn đoán bệnh để điều trị hiệu quả. Và xác định nhồi máu não gây đột quỵ thì chuẩn đoán hình ảnh bằng chụp CT sọ não không cản quang, chụp CT đa cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI sẽ có kết quả chính xác.

3. Phòng nhồi máu não để tránh đột quỵ

Nhồi máu não dễ dẫn đến đột quỵ, nguyên nhân chủ yếu bởi sự hình thành các cục máu đông gây bít tắc mạch máu. Theo thống kê các ca đột quỵ có tới 80% trường hợp đột quỵ não do cục máu đông gây ra. Ở người cao tuổi tỉ lệ đông máu cao hơn và hiệu suất sản xuất plasmin suy giảm. Cộng với các nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu, thừa cân, tiểu đường, xơ vữa...

Plasmin là enzym duy nhất trong cơ thể có khả năng trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi huyết), từ đó gây tan cục máu đông. Điều này dẫn đến có một lượng sợi huyết dư thừa lưu thông trong máu, làm cho nguy cơ hình thành cục máu đông tăng lên.

Khi xuất hiện tại não, cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn dòng máu, làm cho việc lưu thông máu bị gián đoạn, gây ra thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não). Lúc này, người bệnh đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân, bị giảm thị lực, nói khó, yếu hoặc bị liệt hẳn một bên tay chân, liệt nửa người… Không được xử lí sớm sẽ dễ dẫn đến tử vong.