Tai biến mạch máu não là căn bệnh để lại nguy cơ tàn phế cao nhất và tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và Tim mạch. Sau đột quỵ, có khoảng 75% bệnh nhân bị các di chứng nặng nề như liệt, nói ngọng, méo miệng, suy giảm trí nhớ,… Do đó, cần có biện cải thiện di chứng để bệnh nhân sớm sớm hòa nhập được với cuộc sống là điều cần thiết.

Tai biến mạch máu não được chia làm 2 thể: thể nhồi máu não và xuất huyết não, gây gián đoạn dòng máu lên não, làm thiếu oxy và dinh dưỡng làm các tế bào não chết trong vòng vài giây. Do đó thường để lại cho người bệnh những di chứng như tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực, nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán, không làm chủ được đại tiểu tiện. Một số người còn có dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt ù tai…

Sau cơn đột quỵ, có khoảng 75% bệnh nhân bị các di chứng nặng nề như liệt, nói ngọng, méo miệng, suy giảm trí nhớ,… Hầu hết các bệnh nhân cần đến sự trợ giúp của người thần trong sinh hoạt. Do đó, việc cải thiện, phục hồi di chứng là hết sức cần thiêt để bệnh nhân có thể trở về với cuộc sống hàng ngày là rất cần thiết.

Về phương pháp luyện tập phục hồi chức năng, người nhà có thể tập cho bệnh nhân đi bộ và tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau.  Nếu bệnh nhân chưa vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ/lần để tránh loét. Cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào các vị trí bị tỳ đè như lưng, mông… Nên tập luyện hàng nà với cường độ vừa phải, tăng dần mức độ di chứng liệt. Duy trì cả khi di chứng đã phục hồi.

Đối với việc sử dụng các loại thuốc, bác sĩ thường dùng một số phương pháp để ổn định huyết áp, chống phù não như: Manitol 20%, tiêm tĩnh mạch chậm trong 5-30 phút, nhắc lại sau mỗi 2-6 giờ (dùng ngay sau 30 phút); Glyxerol 40%…Sau đó  tiến hành điều trị đặc hiệu bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu điều trị chống đông, điều trị tiêu cục huyết, các yếu tố tăng dinh dưỡng thần kinh….