Người bị đột quỵ chủ yếu là do không kiểm soát tốt sức khỏe hoặc không thực hiện thăm khám định kỳ, không sử dụng thuốc hạ huyết áp đều đặn. Nhiều người có lối sống thiếu khoa học và thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, ít vận động… Đây là những yếu tố có thể gây nguy cơ đột quỵ cao.

Điều trị các bệnh lý nguy cơ

Các bệnh lý có thể dẫn đến đột quỵ như: Bệnh tim mạch, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, huyết khối… Do đó kiểm soát tốt các bệnh lý này sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ đột quỵ. Vậy kiểm soát bệnh bằng cách nào là tốt nhất.  Đầu tiên bệnh nhân đi thăm khám bệnh và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống các thuốc như Aspirin, Clopidogrel và Dipyridamole là những thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Sử dụng thường xuyên Aspirin với liều dùng 75mg - 300mg mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ tim và não. Clopidogrel và Dipyridamole cũng là những loại thuốc có công dụng tương tự. Mỗi tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hợp lí để điều trị và bệnh nhân cần thực hiện đúng về việc sử dụng thuốc như thời gian, liều lượng đã hướng dẫn.

Lời khuyên hữu ích cho người bị đột quỵ

Sau khi được cấp cứu và điều trị kịp thời thì người bệnh nên bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu, làm việc quá sức, ăn uống thiếu dinh dưỡng… để tránh bị đột quỵ tái phát. Lời khuyên tốt dành cho người bị bệnh đột quỵ nên thực hiện như sau:

- Tập thể dục thể thao: Tùy theo sức khỏe của bệnh nhân mà tham gia tập luyện cho hợp lí. Nhiều trường hợp hoàn toàn có thể tham gia hoạt động thể dục thể thao ngay sau đợt điều trị bệnh. Những trường hợp bị nặng hơn, cần rèn luyện bản thân để sớm trở về sinh hoạt bình thường.

- Hoạt động sinh lý: Một số người gặp vấn đề về hoạt động tình dục sau khi bị đột quỵ, nên động viên cùng người vợ, người chồng mình khắc phục, thay vì buồn nản.

- Không uống rượu: Rượu có thể tương tác với các thuốc phòng ngừa đột quỵ, rượu cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp, vì vậy hãy ngưng sử dụng rượu và đồ uống có chứa cồn. Nếu trong trường hợp cần phải sử dụng rượu thì người bệnh có thể sử dụng 1 lượng nhỏ khoảng 50ml/ngày.

- Không lái xe: Mặc dù đã hồi phục chức năng của não, song cũng không nên điều khiển xe ít nhất là trong vòng 1 tháng sau điều trị vì trong khoảng thời gian này, nguy cơ tái phát rất cao. Thường thì sau khi điều trị đột quỵ, thời gian đầu, thị giác và cử động tay chân của người bệnh còn yếu, tinh thần thiếu tỉnh táo và phản ứng chậm, do đó không nên điều khiển phương tiện giao thông để giữ an toàn cho bản thân và những người khác.

- Trở lại làm việc: Tuỳ thuộc vào loại công việc, cũng như di chứng còn lại sau điều trị đột quỵ, tính chất của công việc sẽ quyết định thời gian trở lại làm việc. Nên lượng sức, giảm khối lượng công việc để tránh căng thẳng thần kinh dẫn đến tái phát đột quỵ.