Phác đồ điều trị tai biến mạch máu não bao gồm: Duy trì chức năng sống, điều chỉnh các hằng số sinh lý, chống phù não, điều trị theo thể bệnh và phục hồi chức năng. Đây đều là những kỹ thuật chuyên ngành hết sức phức tạp. Để tìm hiểu thông tin cụ thể về phác đồ điều trị tai biến mạch máu não, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh lý

Trước hết, người bị tai biến mạch máu não cần được hỗ trợ để duy trì chức năng sống theo quy tắc A-B-C-D như sau:

- A (Airway – Đường thở): Giữ cho đường thở của người bệnh được thông thoáng bằng cách lọc đờm dãi, tháo răng giả,...

- B (Breathing – Thở): Đảm bảo khả năng thở cho bệnh nhân cả về tần số và biên độ, trong trường hợp cần thiết có thể phải thực hiện hô hấp nhân tạo, thở oxy.

- C (Circulation – Tuần hoàn): Bảo đảm tuần hoàn, hạn chế nôn ói.

- D (Drugs – Thuốc): Tiêm hoặc cho người bệnh uống thuốc tùy vào các triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, các hằng số sinh lý bao gồm: Nhịp tim, huyết áp, nước – điện giải,… cũng phải được đảm bảo ổn định bằng cách:

- Điều chỉnh nhịp tim nếu có rối loạn.

- Trợ tim mạch nếu huyết áp xuống thấp. 

- Dùng thuốc hạ áp nếu huyết áp tăng cao.

- Giữ cân bằng nước - điện giải.

Xem thêm: Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là gì?

Chống phù não

Theo phác đồ điều trị tai biến mạch máu não, chống phù não là một trong những bước quan trọng. Sau khi đã giúp người bệnh duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh lý, chuyên gia sẽ thực hiện chống phù não bằng cách truyền dịch hoặc dùng thuốc. Những loại thuốc có thể được dùng để chống phù não là: Glycerin, Magie Sulfat,...

Xem thêm: 5 lời khuyên cho người chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Điều trị theo thể bệnh

Tai biến mạch máu não có 2 thể là chảy máu não và nhồi máu não. Trong phác đồ điều trị tai biến mạch máu não theo y học hiện đại, phương pháp điều trị cho 2 thể này như sau:

Đối với thể chảy máu não

- Dùng thuốc cầm máu như: Hemocaprol, Transamin... trong thời gian đầu phát bệnh để bảo vệ các tế bào não, ngăn ổ tổn thương lan rộng.

- Dùng thuốc chống co thắt mạch: Thuốc chống co thắt mạch phổ biến nhất hiện nay là Nimotop. Thuốc này có thể dùng theo đường truyền trong 5 - 7 ngày kể từ khi cơn tai biến khởi phát và sau đó chuyển sang đường uống. Tổng đợt điều trị với Nimotop là 3 tuần. 

- Khi bệnh đã ổn định, người bị tai biến thể chảy máu não sẽ được kê thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não như: Cerebrolysin, Citicolin, Pervincamin, Cavinton, Stugeron,… 

Nhìn chung, trong phác đồ điều trị tai biến mạch máu não, các chuyên gia thường kết hợp nhiều nhóm thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị. Việc sử dụng những nhóm thuốc này cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của chuyên gia.

Đối với thể nhồi máu não

Điều trị tai biến thể nhồi máu não chủ yếu dùng 4 nhóm thuốc chính: 

- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Nhóm thuốc này có tác dụng làm tan các cục máu đông gây tắc mạch máu, phục hồi lưu lượng máu lên não. Tiêu biểu là: Aspirin, Clopidogrel,…

- Thuốc tiêu huyết khối: Các loại thuốc này bước đầu đã được áp dụng trên lâm sàng để làm tiêu huyết khối. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể được sử dụng trong vòng 3 giờ kể từ khi cơn tai biến khởi phát, đồng thời nguy cơ gây chảy máu cũng rất cao. Một số loại thuốc tiêu huyết khối có thể kể đến là: Urokinase, Streptokinase và recombinant Tissue Plasminogen Activator (r-TPA).

- Thuốc chống đông: Nhóm thuốc chống đông cũng thường được chỉ định cho bệnh nhân tai biến thể nhồi máu não. Tiêu biểu trong nhóm thuốc này là: Heparin, Warfarin,…

- Thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: Cũng giống như thể chảy máu não, bệnh nhân tai biến thể nhồi máu não cũng cần dùng nhóm thuốc này khi bệnh đã ổn định nhằm bổ sung dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, ổn định màng tế bào não, ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ co giật,…

Xem thêm: Bệnh viện nào chữa tai biến tốt nhất? Mách bạn một số địa chỉ đáng tin cậy

Phục hồi chức năng

Sau quá trình điều trị khẩn cấp thì phục hồi chức năng cũng là một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị tai biến mạch máu não. Người bệnh cần thực hành vật lý trị liệu kết hợp tự luyện tập để cải thiện các di chứng như: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm thị lực, thay đổi nhận thức,…