Nhiều người bỗng nhiên thấy một cánh tay cứng đờ, dấu hiệu này cảnh báo cơn tai biến đã tấn công. Lúc này, bạn hãy đi khám ngay! Đồng thời, bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và cải thiện di chứng sau cơn tai biến để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Thấy một cánh tay cứng đờ, đừng chủ quan vì có thể bạn bị tai biến
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi đột quỵ não) là tình trạng xảy ra khi một phần não không được cung cấp oxy và máu, làm cho các tế bào bị chết đi. Bệnh nhân có thể gặp nhiều di chứng như liệt, hôn mê, thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện tích não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương.
Tai biến mạch máu não là bệnh đứng đầu trong nhóm có nguy cơ gây tử vong cao, thường xảy ra ở người trung tuổi nhưng cũng không loại trừ những người trẻ. Vì vậy, nhận biết sớm và xử lý kịp thời các dấu hiệu của cơn tai biến là điều vô cùng quan trọng.
Nhiều người sau khi ngủ dậy, bỗng nhiên thấy một cánh tay bị cứng đờ, không cử động hay co duỗi được như ý muốn. Cùng với đó, các dấu hiệu khác có thể xuất hiện như đau đầu, mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Người bệnh cũng có thể bị méo miệng, lệch mặt không thể nói chuyện, không giao tiếp bình thường được với người xung quanh.
Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu tai biến qua các chữ cái viết tắt F.A.S.T:
F (face): Mặt rủ xuống: Khi quan sát thấy gương mặt người bệnh mất cân xứng, có biểu hiện lệch một bên mặt và méo miệng, thì cần đưa đi cấp cứu ngay.
A(arms): Điểm yếu của cánh tay: Người bệnh có thể bị tê yếu ở một bên cánh tay. Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của người bị tai biến.
S (speech): Khó nói: Những người bị tai biến sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gọi hay nói điều gì đó với người nhà. Bệnh nhân khó diễn đạt ý muốn cho người đối diện biết. Vì vậy, bạn hãy yêu cầu người bệnh lặp lại một câu đơn giản.
T (time): Thời gian: là yếu tố quan trọng nhất với người bị tai biến. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức sau khi quan sát thấy các dấu hiệu của bệnh tai biến. Người bị tai biến chỉ được ngăn chặn nguy cơ tử vong hoặc di chứng tàn tật nặng nề nếu được cấp cứu trong vòng 3 giờ đầu, sau khi có triệu chứng.
Sau khi đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để phục hồi khả năng vận động cho cánh tay, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các nhà vật lý trị liệu. Nhóm phục hồi có thể sẽ khuyên bạn nên kết hợp nhiều bài tập và kỹ thuật khác để giúp phục hồi cánh tay. Hai mục tiêu lớn của việc phục hồi di chứng liệt cánh tay sau cơn tai biến là tăng cường kiểm soát cơ bắp và giảm co cứng. Đây là sự co cơ liên tục có thể gây ra cảm giác đau đớn và các vấn đề khác.
Phục hồi hoạt động cho cánh tay của bạn bao gồm các cử động thụ động hoặc những bài tập được thực hiện với sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.