Theo thống kê, thiếu máu não là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chỉ xếp sau ung thư và bệnh tim. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, song không phải ai cũng hiểu rõ được nguyên nhân thiếu máu não và cách phòng ngừa bệnh thiếu máu não. Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề này, hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Những nguyên nhân thiếu máu não

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu máu lên não. Nhưng phổ biến nhất vẫn là các bệnh lý về tim mạch, xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ… Ngoài ra, tình trạng căng thẳng kéo dài, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lười tập thể dục… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch máu trở nên xơ cứng và bị thu hẹp, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm não bộ. Xơ vữa động mạch thường không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp một số triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, nói khó, suy giảm ý thức nhanh chóng… thì có thể bạn đã bị xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thiếu máu não phổ biến nhất, chiếm 80% các trường hợp thiếu máu não. Chỉ cần một nhánh động mạch bị xơ vữa cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu lên não. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ và tử vong.

xo-vua-dong-mach-la-nguyen-nhan-thieu-mau-nao-pho-bien-nhat.webp

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thiếu máu não phổ biến nhất

Thoái hóa đốt sống cổ

Tuổi tác, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, ít vận động hay hoạt động sai tư thế… là những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Trong quá trình đốt sống cổ bị thoái hóa, các gai xương bắt đầu hình thành. Chúng chèn ép các động mạch ở đốt sống cổ, làm giảm lưu lượng máu, chất dinh dưỡng và oxy đến não.

Thiếu máu lên não do thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau vai gáy… Thoái hóa đốt sống cổ cần được điều trị sớm. Vì nếu để lâu, các gai xương có thể làm tổn thương các mạch máu, dẫn đến đột quỵ.

thoai-hoa-dot-song-co-chen-ep-cac-dong-mach-o-dot-song-lam-giam-luu-luong-mau-den-nao.webp

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép các động mạch ở đốt sống, làm giảm lưu lượng máu đến não

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là khi áp lực máu lên thành động mạch đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp sẽ kéo theo sự suy giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là những vị trí nằm xa tim như não bộ.

Khi các tế bào não không được cung cấp đầy đủ máu, chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động sẽ gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc thậm chí là ngất xỉu. Nhiều người cho rằng huyết áp thấp không nguy hiểm, nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Theo thống kê, có từ 10-15% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não và 25% bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp gây ra. 

huyet-ap-thap-lam-suy-giam-luu-luong-mau-den-nao-gay-thieu-mau-len-nao.webp

Huyết áp thấp làm suy giảm lưu lượng máu đến não, gây thiếu máu lên não

Một số bệnh lý tim mạch

Tim có nhiệm vụ bơm máu vào hệ thống mạch máu (hay hệ tuần hoàn). Từ đó, các mạch máu sẽ vận chuyển máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đến khắp các cơ quan trong cơ thể, kể cả não bộ. 

Chính vì thế, nếu có bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến cấu trúc hoặc chức năng của tim đều có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não bộ, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Một số bệnh lý về tim mạch thường gặp như bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, hẹp/hở van tim, động mạch ngoại biên…

cac-benh-ly-ve-tim-mach-nhu-roi-loan-nhip-tim-dong-mach-vanh-la-nguyen-nhan-gay-thieu-mau-nao.webp

Các bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, động mạch vành… là nguyên nhân gây thiếu máu não

Cục máu đông

Khi mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu và các sợi fibrin kết hợp với nhau, tạo thành cục máu đông để ngăn chặn tế bào hồng cầu trong máu không bị rò rỉ qua vết tổn thương. Tuy nhiên, nếu tiểu cầu tiếp tục tích tụ và mở rộng khối sợi fibrin, thì cục máu đông sẽ ngày càng lớn và có thể làm tắc mạch máu, khiến não bị thiếu máu cục bộ.

Cục máu đông gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh như giảm thị lực, khó nói, liệt nửa người,... thậm chí là đột quỵ. Theo thống kế, có hơn 80% các trường hợp đột quỵ não do cục máu đông gây ra. 

cuc-mau-dong-lam-tac-nghen-mach-mau-khien-nao-thieu-mau-cuc-bo.webp

Cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, khiến não thiếu máu cục bộ

Co thắt mạch máu não

Co thắt mạch máu não là tình trạng thu hẹp tạm thời của các động mạch, làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu đến não. Cục huyết khối nhỏ, xơ vữa động mạch, xuất huyết não, tăng huyết áp… là những nguyên nhân dẫn đến co thắt mạch máu não. 

Ngoài ra, chứng đau đầu vận mạch là một trong những nguyên nhân chính gây co thắt mạch máu ở vùng đầu và trong sọ não, phổ biến nhất là co thắt động mạch thái dương. Tình trạng này có thể dẫn đến một số khu vực của não và các cơ ở vùng đầu cổ bị thiếu máu tạm thời và gây ra triệu chứng đau.

Biện pháp phòng ngừa thiếu máu lên não

Triệu chứng thiếu máu não không xuất hiện rõ rệt, người bệnh có thể chỉ bị đau đầu, chóng mặt, đau mỏi vai gáy, suy giảm thính lực, ù tai… Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khả nghi, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Mặc dù chưa có phương pháp điều trị triệt để, nhưng nếu tích cực điều trị và áp một số biện pháp phòng ngừa sẽ giúp kiểm soát hiện tượng thiếu máu não. Một số biện pháp phòng ngừa thiếu máu não người bệnh cần áp dụng như:

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bệnh nhân thiếu máu não cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt, omega-3, nitrat, polyphenols, vitamin… Đồng thời, người bệnh cần hạn chế mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, đồ uống có cồn.
  • Thay đổi lối sống tích cực: Bệnh nhân bị thiếu máu não nên tập thể dục thường xuyên để máu lưu thông đến não tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế căng thẳng và làm việc quá mức, đặc biệt cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 11h đêm.
  • Sử dụng thuốc: Điều trị các bệnh lý có thể dẫn đến thiếu máu lên não là việc làm hết sức cần thiết. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp thấp, thuốc giảm cholesterol và chất béo trong máu…
  • Bổ sung thảo dược chứa enzym Nattokinase: Nattokinase là một enzym được chiết xuất từ đậu nành lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật. Nattokinase có khả năng làm tiêu sợi fibrin, ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan cục máu đông. Ngoài ra, enzym nattokinase còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống xơ vữa động mạch và giảm mỡ máu.

nattokinase-co-tac-dung-lam-tan-cuc-mau-dong-tang-cuong-tuan-hoan-mau.webp

Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông, tăng cường tuần hoàn máu…

Xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, cục máu đông… là những nguyên nhân thiếu máu não. Tình trạng thiếu máu lên não có thể kiểm soát nếu người bệnh được điều trị kịp thời và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về nguyên nhân gây thiếu máu não hay bệnh thiếu máu não, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và chính xác nhất.

>>>XEM THÊM: 5 cách trị thiếu máu não và giải pháp phòng ngừa hiệu quả TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17675-blood-clots

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322275#causes

https://www.narayanahealth.org/blood-clot-in-brain-stroke#:~:text=It%20is%20not%20necessary%20that,is%20known%20as%20cerebral%20embolism.