Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh thiếu máu tim cục bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm 16% các ca tử vong trên toàn thế giới. Qua đó, chúng ta có thể thấy mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Chính vì thế, hiểu rõ về bệnh thiếu máu cơ tim sẽ giúp người bệnh nhận biết sớm và điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?

Thiếu máu tim cục bộ là tình trạng lưu lượng máu đến tim suy giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Điều này khiến tim không nhận đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tổn thương cơ tim và gây ra các cơn đau thắt ngực. Nếu một trong những động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột có thể gây nhồi máu cơ tim. 

Bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu do sự tích tụ của các mảng xơ vữa động mạch hoặc các cục máu đông gây tắc lòng mạch máu. Thông thường, người bệnh sẽ có triệu chứng đau thắt vùng ngực, vã mồ hôi, khó thở… Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh lại không có bất kỳ triệu chứng nào, đây được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. 

thieu-mau-co-tim-cuc-bo-xay-ra-khi-luu-luong-mau-den-tim-bi-giam-do-tac-nghen-dong-mach-vanh.webp

Thiếu máu tim cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm do tắc nghẽn động mạch vành

Biểu hiện của thiếu máu cơ tim cục bộ

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của thiếu máu tim cục bộ. Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngực bị chèn ép, đau đớn, khó thở. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện ở phía bên trái cơ thể và lan ra các khu vực lân cận như vai, cánh tay, cổ, hàm… Đồng thời, cơn đau thắt ngực kéo dài từ 5 phút và lâu nhất là 30 phút. Ngoài ra, thiếu máu cơ tim còn kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi.

Theo Hiệp hội Tim mạch Canada (CCS), cơn đau thắt ngực hoặc các triệu chứng tương đương với đau thắt ngực (ví dụ như khó thở khi gắng sức) được phân loại dựa trên mức độ hoạt động gây ra các triệu chứng. 

  • Loại I: Là cơn đau xảy ra khi gắng nhiều sức, nhanh hoặc kéo dài. Cơn đau này chỉ xuất hiện khi làm việc hoặc giải trí và không xảy ra với các hoạt động thể chất thông thường.
  • Loại II: Là cơn đau gây hạn chế nhẹ các hoạt động bình thường, ví dụ như hoạt động đi bộ, leo cầu thang nhanh, đi bộ lên dốc, đi bộ hoặc leo cầu thang sau bữa ăn… Ngoài ra, cơn đau thắt ngực loại II còn xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng và trong vài giờ đầu sau khi thức dậy.
  • Loại III: Là cơn đau làm hạn chế rõ rệt các hoạt động thể chất bình thường, chẳng hạn như cơn đau thắt ngực xảy ra khi đi bộ hoặc leo một bậc cầu thang trong điều kiện bình thường với tốc độ bình thường,…
  • Loại IV: Là cơn đau thắt ngực khiến cho người bệnh không thể thực hiện bất kỳ hoạt động nào và nó có thể xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi. 

dau-that-nguc-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-thieu-mau-tim-cuc-bo.webp

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của thiếu máu tim cục bộ

Nguyên nhân gây thiếu máu tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu chảy qua một hoặc nhiều động mạch bị tắc nghẽn. Thiếu máu cơ tim có thể tiến triển chậm theo thời gian hoặc xảy ra đột ngột tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Các bệnh lý có thể dẫn đến thiếu máu tim cục bộ gồm: 

  • Xơ vữa động mạch: Mảng xơ vữa được tạo thành từ chất béo, cholesterol và các chất khác. Theo thời gian, các mảng xơ vữa tích tụ trên thành động mạch, gây hẹp lòng động mạch, cản trở lưu thông máu và dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim. 
  • Cục máu đông: Đây là nguyên nhân làm tắc nghẽn động mạch đột ngột, dẫn đến thiếu máu cơ tim và gây nhồi máu cơ tim. Bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp vì khả năng tử vong rất cao.
  • Co thắt động mạch vành: Là một nguyên nhân hiếm gặp ở thiếu máu tim cục bộ. Co thắt mạch vành là tình trạng thu hẹp tạm thời của một hoặc nhiều động mạch vành, khiến lưu lượng máu đến tim bị giảm đi nhanh chóng.

Những tác nhân như vận động gắng sức, căng thẳng, chất kích thích… là những nguyên nhân có thể gây khởi phát ở bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim thiếu máu cục bộ như:

  • Hút thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Mức cholesterol hoặc nồng độ triglyceride cao
  • Béo phì
  • Gia đình có tiền sử bệnh tim
  • Lười vận động

xo-vua-dong-mach-la-nguyen-nhan-pho-bien-cua-thieu-mau-cuc-bo-co-tim.webp

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến của thiếu máu cục bộ cơ tim

Phương pháp chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ

Để chẩn đoán bệnh thiếu máu tim cục bộ, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ: Phương pháp này giúp theo dõi hoạt động điện tim. Thông qua điện tâm đồ, bác sĩ có thể tìm kiếm được những dấu hiệu bất thường, khả năng tống máu, nhịp điệu và tốc độ của tim.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân thiếu máu cơ tim cần phải kiểm tra đường huyết, mỡ máu, men gan, định lượng creatinin máu…
  • Siêu âm tim: Thông qua hình ảnh từ siêu âm, bác sĩ có thể xác định vùng tim bị tổn thương, các van tim có hoạt động bình thường hay không hoặc bất kỳ biến chứng nào sau cơn đau tim.
  • Kiểm tra mức độ gắng sức: Phương pháp này được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ cơn đau thắt ngực của người bệnh khởi phát khi một khu vực nào đó của tim bị thiếu nguồn cung cấp máu. Người bệnh sẽ được theo dõi nhịp tim, huyết áp và hơi thở khi thực hiện một số hoạt động về thể chất như chạy bộ hoặc tập xe đạp đứng yên.
  • Chụp động mạch vành: Người bệnh sẽ được bơm thuốc cản quang vào lòng động mạch bằng ống thông chuyên dụng. Hình ảnh của động mạch vành hiển thị trên màn hình tăng sáng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Phương pháp chụp động mạch vành cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

chup-dong-mach-vanh-giup-bac-si-danh-gia-chinh-xac-tinh-trang-tac-nghen.webp

Chụp động mạch vành giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng tắc nghẽn

Điều trị thiếu máu tim cục bộ

Điều trị thiếu máu cơ tim sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp điều trị thiếu máu tim cục bộ như điều trị nội khoa, phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm thảo dược thiên nhiên để cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Điều trị nội khoa

Trong phương pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ như:

  • Nhóm thuốc nitrat: Có tác dụng làm giãn động mạch vành, thúc đẩy lưu lượng máu đến cơ tim, từ đó làm giảm các cơn đau thắt ngực.
  • Thuốc chẹn beta: Có tác dụng làm giãn cơ tim, chậm nhịp tim, tăng cường lưu thông máu và hạ huyết áp ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim.
  • Thuốc chẹn canxi: Giúp mở rộng các mạch máu, tăng cường lưu thông máu, từ đó làm giảm cơn đau thắt ngực. Đồng thời, thuốc chẹn kênh canxi còn có tác dụng làm chậm nhịp tim và giảm khối lượng công việc cho cơ tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Có tác dụng làm giãn mạch máu và hạ huyết áp, thường áp dụng cho bệnh nhân bị cao huyết áp và đái tháo đường.
  • Thuốc hạ mỡ máu statin: Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giúp kiểm soát mảng xơ vữa động mạch.
  • Thuốc chống thiếu máu cục bộ ranolazine.

mot-so-loai-thuoc-co-tac-dung-dieu-tri-thieu-mau-co-tim-cuc-bo-nhu-thuoc-nitrat-thuoc-chen-beta-thuoc-chen-canxi.webp

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị thiếu máu tim cục bộ như thuốc nitrat, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi…

Phẫu thuật cải thiện lưu lượng máu

Nếu như phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Một số biện pháp phẫu thuật giúp cải thiện lưu lượng máu ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim như:

  • Nong và đặt stent: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống thông mỏng vào vị trí hẹp của động mạch. Sau đó, một sợi dây và một quả bóng nhỏ được luồn vào vị trí hẹp và bơm căng để mở rộng động mạch. Cuối cùng, một ống lưới thép chuyên dụng (gọi là stent) được đưa vào trong nhằm đảm bảo động mạch luôn mở.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn mạch máu từ các bộ phận khác của cơ thể thay thế cho đoạn mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Điều này cho phép máu được lưu thông theo đường mới, xung quanh đoạn mạch bị hẹp.

Sử dụng sản phẩm chứa enzyme Nattokinase

Song song với các phương pháp điều trị tây y, bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ có thể sử dụng kết hợp sản phẩm chứa enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme tự nhiên được chiết xuất từ đậu tương lên men của Nhật Bản.

Theo các nghiên cứu cho thấy, nattokinase có tác dụng phá vỡ các protein dạng sợi, ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó làm loãng máu, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông - nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim đột ngột. Đồng thời, nattokinase làm giảm độ nhớt máu, ức chế men chuyển, từ đó tăng cường lưu thông máu đến tim.

enzyem-nattokinase-co-tac-dung-ho-tro-cai-thien-thieu-mau-co-tim-hieu-qua.webp

Enzyme nattokinase có tác dụng hỗ trợ cải thiện thiếu máu cơ tim hiệu quả

Phòng tránh bệnh tim thiếu máu cục bộ

Để phòng ngừa bệnh tim thiếu máu cục bộ, người bệnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh, duy trì sức khỏe tim mạch. Bằng cách:

  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau củ và hạn chế chất béo bão hòa
  • Tập thể dục thường xuyên, thực hiện những bài tập vừa sức
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Kiểm soát những bệnh lý có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim như cao huyết áp, đái tháo đường…

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh thiếu máu tim cục bộ. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hoặc thắc mắc về bệnh thiếu máu cơ tim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất.

>>>XEM THÊM Tổng quan về bệnh nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân và cách điều trị TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.healthgrades.com/right-care/heart-health/ischemic-heart-disease

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK209964/

https://www.clinicbarcelona.org/en/assistance/diseases/ischemic-heart-disease/tests-and-diagnosis