Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, phổ biến nhất là đột quỵ não. Do vậy, nắm rõ các triệu chứng cao huyết áp sẽ giúp người mắc chủ động phòng ngừa và có biện pháp điều trị phù hợp.
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Chỉ số huyết áp cao, thấp hay bình thường được đánh giá dựa trên hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa sẽ dao động từ 90 đến 139 mmHg.
- Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu thường dao động từ 60 đến 89 mmHg.
Huyết áp tâm thu lớn hơn 190 mmHg được đánh giá là huyết áp cao
Thông thường, một người được đánh giá là cao huyết áp nếu huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Nhưng riêng với người cao tuổi thì khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì vẫn được cho là cao huyết áp.
Các triệu chứng cao huyết áp cần lưu ý
Huyết áp cao không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, những người mắc bệnh này sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: Đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, đau ngực, mặt đỏ, buồn nôn, chảy máu cam…
Nhịp tim không đều
Khi huyết áp lên cao, cơ tim sẽ phải co bóp mạnh hơn bình thường để thắng được sức cản trong lòng mạch. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cơ tim phát triển dày lên từ đó sẽ dẫn tới hàng loạt các rối loạn liên quan đến hệ thống dẫn truyền điện trong tim và khiến nhịp tim không đều. Do đó, nếu thấy các rối loạn bất thường về nhịp tim thì cần thăm khám kịp thời. Trong trường hợp nhịp tim tăng nhanh do huyết áp thì phải có phương án chữa trị sớm để tránh những rủi ro cho sức khỏe như: Suy tim, nhồi máu cơ tim, ngừng tim đột ngột…
Tim đập nhanh là triệu chứng cao huyết áp
Vấn đề về thị lực
Nhìn mờ, nhìn đôi, thậm chí mất thị lực là một trong những triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là do huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc, phần phía sau mắt. Khi khám đáy mắt có thể thấy động mạch co nhỏ, bắt chéo động tĩnh mạch, xuất huyết võng mạc, phù gai thị… Nhưng rất may vì nếu huyết áp được kiểm soát tốt thì các tổn thương ở võng mạc sẽ sớm phục hồi trở lại.
Nhức đầu, chóng mặt
Đau đầu, chóng mặt là dấu hiệu dễ thấy nhất ở những người bị huyết áp cao. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu ở người bị cao huyết áp là do áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch tăng dẫn đến bị giãn nở và tổn thương. Tình trạng này diễn ra lâu ngày mà không được khắc phục sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thậm chí gây ra biến chứng tắc mạch máu não...
Người mắc bệnh huyết áp cao thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt
Đau ngực, khó thở
Khi huyết áp lên cao sẽ khiến áp lực lên các buồng tim tăng, làm cho vách buồng tim dày lên. Lúc này, máu sẽ khó bơm tới những bộ phận khác trên cơ thể, dẫn đến hiện tượng tích tụ máu trong phổi gây đau ngực, khó thở.
Đỏ mặt
Đỏ mặt cũng là một triệu chứng có thể gặp ở người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào huyết áp cao cũng gây đỏ mặt. Hiện tượng này có thể xảy ra khi căng thẳng, tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nước nóng, uống rượu hay vận động quá sức dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.
Chảy máu cam
Chảy máu mũi là một trong những triệu chứng huyết áp cao. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do huyết áp cao làm tăng áp lực lên các thành mạch máu khiến mạch máu bị tổn thương, thậm chí là vỡ dẫn đến chảy máu cam.
Buồn nôn
Buồn nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó có huyết áp cao. Khi huyết áp tăng cao sẽ khiến tim bơm ít máu. Điều này đồng nghĩa với việc oxy trong máu sẽ được vận chuyển tới các chi và não ít đi nên dẫn tới cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Làm gì để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?
Huyết áp cao là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim… Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường tập thể dục và sử dụng sản phẩm thiên nhiên giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch. Cụ thể đó là:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế đồn mặn, tránh thức ăn chứa nhiều cholesterol và axit béo no, đảm bảo bổ sung lượng kali và các yếu tố vi lượng khác cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng lý tưởng: Nên đảm bảo chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cần giảm cân nếu đang gặp tình trạng béo phì.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn: Rượu, bia, thuốc lá lá, đồ uống có cồn là tác nhân gián tiếp dẫn đến bệnh cao huyết áp. Do đó, bạn hãy hạn chế hoặc ngừng sử dụng chúng để có một cơ thể khỏe mạnh.
Nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá để phòng ngừa bệnh cao huyết áp
- Tích cực vận động với cường độ vừa phải: Việc thường xuyên tập thể dục, đi bộ, đạp xe hoặc tham gia các bộ môn thể thao ít tốn sức sẽ giúp tăng cường thể trạng, tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
- Giữ tinh thần thoải mái: Bạn không nên suy nghĩ nhiều dẫn đến stress, thay vào đó hãy dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xúc động mạnh để huyết áp không tăng cao đột ngột.
- Sử dụng sản phẩm thiên nhiên: Những năm gần đây, việc sử dụng sản phẩm thiên nhiên để ổn định huyết áp, từ đó phòng ngừa tai biến mạch máu não đã trở thành xu hướng được nhiều người áp dụng. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính nattokinase là sản phẩm được tin dùng hơn cả.
Đặc biệt, nattokinase đã được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Thành phần này giúp giảm độ nhớt máu, làm máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này không những giúp huyết áp ổn định mà còn ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới huyết áp cao hay đột quỵ.
Vì vậy, sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase là giải pháp tối ưu vừa mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh huyết áp cao.
Sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa các bệnh liên quan tới huyết áp cao
Trên đây là các triệu chứng cao huyết áp cần lưu ý. Để có một cơ thể khỏe mạnh với huyết áp ổn định, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên với thành phần chính là nattokinase mỗi ngày.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn về bệnh cao huyết áp thì hãy để lại thông tin để được hỗ trợ sớm nhất!
>>>XEM THÊM: Nằm lòng cách hạ huyết áp hiệu quả và an toàn TẠI ĐÂY
Lan Khuê
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension
https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/