Đột quỵ ở người trẻ tuổi đã không còn là tình trạng hiếm gặp khi tỷ lệ mắc bệnh ngày một tăng cao. Việc nhận biết các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế tối đa hậu quả mà bệnh gây ra.

5 dấu hiệu đột quỵ não ở người trẻ

Đột quỵ não có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Người cao tuổi là đối tượng dễ bị đột quỵ hơn cả. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đột quỵ não ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng, đặt ra những nghi ngại về ảnh hưởng của lối sống hiện đại trên sức khỏe toàn cầu. Dưới đây là 5 dấu hiệu đột quỵ não ở người trẻ tuổi phổ biến nhất, đó là:

- Rủ mặt: Một bên mặt bỗng dưng rủ xuống, chảy xệ, lệch hẳn đi.

- Mất khả năng nói: Người bệnh bỗng dưng không thể nói, nói khó và không hiểu lời người khác nói.

- Yếu một bên cơ thể: Một nửa người đột ngột không thể cử động được, biểu hiện rõ ràng nhất là tay và chân buông thõng, không thể nhấc lên.

- Suy giảm thị lực: Một hoặc cả 2 mắt bỗng dưng nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì.

- Một số triệu chứng khác như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, nôn ói,… 

Nếu được cấp cứu kịp thời và bệnh nhân không mắc thêm bệnh lý nào khác, người trẻ thường có xu hướng phục hồi chức năng sau đột quỵ não tốt hơn so với người cao tuổi.

>>>XEM THÊM: Phòng ngừa đột quỵ não từ 6 tip siêu đơn giản sau đây

Tại sao đột quỵ não có thể xảy ra ở người trẻ tuổi?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ người trẻ tuổi mắc đột quỵ não ngày một tăng bao gồm: Bệnh lý dị dạng mạch máu não, hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh béo phì và lười vận động, đái tháo đường và tăng huyết áp, uống rượu bia…

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa số lượng thuốc hút mỗi ngày và nguy cơ đột quỵ não. Khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có hút thuốc lá. Thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất độc hóa học và những thay đổi của các chất hóa học này làm tăng nguy cơ xơ vữa, tổn thương mạch máu não. 

Rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ não. Thống kê cho thấy, có khoảng từ 50-60% bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, trong đó nam giới hay gặp hơn nữ. 

 Rối loạn mỡ máu cũng gây đột quỵ não ở người trẻ

Rối loạn mỡ máu cũng gây đột quỵ não ở người trẻ

Bên cạnh đó, người trẻ tuổi với thói quen ăn uống có hại sức khỏe như: Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn... sẽ ngày càng đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn, dẫn tới  đột quỵ não, tim mạch,...

Một trong những nguyên nhân lớn đó là tình trạng uống rượu bia rất cao tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá mức tiêu thụ rượu bia của người Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Uống rượu bia, đặc biệt là rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên của bệnh xuất huyết não ở người trẻ tuổi.

>>>XEM THÊM: Đột quỵ não ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người bệnh?