Điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc là phương pháp hiện đại và phức tạp không quá phổ biến tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều phần trong phương pháp này vẫn cần nghiên cứu thêm. Vậy cụ thể, điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc thực hiện như thế nào và hiệu quả ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ tổn thương do dòng máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một phần não bị ngưng đột ngột. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Đột quỵ do tắc mạch gọi là nhồi máu não, còn đột quỵ do vỡ mạch máu não gọi là xuất huyết não.

Khi cơn đột quỵ xảy ra, các tế bào não không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng sẽ ngưng hoạt động và hoại tử chỉ trong thời gian ngắn, không thể điều khiển những cơ quan trên cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân được cứu sống nhưng phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, mờ mắt, méo miệng, mất trí nhớ,…

Đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch và những ai có lối sống thiếu khoa học như: Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích, lười vận động,… 

Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm, có thể gây tử vong 

Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm, có thể gây tử vong

Xem thêm: Người trẻ có bị đột quỵ không?

Cách thực hiện và hiệu quả của phương pháp điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hay tổn thương, thường lấy từ tủy xương hoặc máu cuống rốn. Trong y học, công nghệ tế bào gốc được ứng dụng để cải thiện nhiều tình trạng khác nhau, phổ biến nhất là để làm đẹp. Những năm gần đây, việc dùng tế bào gốc đã được nghiên cứu mở rộng ra nhiều bệnh lý khác, trong đó có đột quỵ.

Điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc là phương pháp truyền loại tế bào này qua đường tĩnh mạch để đến vùng não bị tổn thương. Sau đó, chúng kích thích sự đổi mới tế bào thần kinh và phục hồi chức năng não, từ đó cải thiện các triệu chứng cũng như di chứng của bệnh đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tế bào gốc có hiệu quả với bệnh nhân đột quỵ nhờ khả năng chống viêm và điều hòa miễn dịch một cách tự nhiên. Chúng sẽ phát hiện các tế bào bị tổn thương trong não và tiến hành “sửa chữa”, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng nếu được thực hiện sớm. Một số nghiên cứu cho thấy, tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể:

- Tăng biểu hiện của một số chemokine (phân tử protein thúc đẩy quá trình phục hồi mô não) trong vùng não thiếu máu cục bộ.

- Kích thích hình thành các tế bào thần kinh mới.

- Cải thiện độ dẻo dai của khớp và sức mạnh cơ bắp.

- Điều chỉnh phản ứng miễn dịch đối với các tế bào bị tổn thương.

- Trẻ hóa toàn bộ cơ thể, giúp làm cho tất cả các cơ quan khỏe mạnh hơn.

Các nhà khoa học chỉ ra: Điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc rất nhanh chóng và đơn giản, rất ít tác dụng phụ và không gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng hay miễn dịch nào. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sức khỏe, thời gian mắc bệnh, tuổi bệnh nhân, cơ địa di truyền, lối sống,… của bệnh nhân. Ngoài ra, liệu pháp tế bào gốc hoạt động hiệu quả hơn nếu được kết hợp với các phương pháp trị liệu truyền thống khác giúp kích hoạt quá trình cải thiện chức năng não.

Điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có nhiều tiềm năng nhưng cần nghiên cứu thêm 

Điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc có nhiều tiềm năng nhưng cần nghiên cứu thêm

Xem thêm: Co cứng cơ sau đột quỵ cải thiện như thế nào?