Từ trước đến nay, đột quỵ luôn được coi là bệnh của người cao tuổi. Vậy, người trẻ có bị đột quỵ không? Tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra và đáng báo động hơn nữa là đột quỵ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Và để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh đột quỵ ở người trẻ, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Người trẻ có bị đột quỵ không?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng các tế bào não hoại tử, gây tổn thương mô não do không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, có thể gây nên những di chứng nghiêm trọng như: Liệt nửa người, méo miệng, mất trí nhớ, co cứng cơ,... thậm chí là tử vong. 

Đột quỵ thường xảy ra ở người có nhiều bệnh nền liên quan đến tim và mạch máu như: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rung nhĩ… và người cao tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chỉ người cao tuổi mới bị đột quỵ mà mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em, thanh thiếu niên, người trường thành, trung niên… cũng đều có thể bị đột quỵ. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, có khoảng 83.000 người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn. Chính vì vậy, người trẻ tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này.

Xem thêm: Đột quỵ mờ mắt: Những ảnh hưởng nặng nề của đột quỵ tới thị lực

Tại sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?

Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Số bệnh nhân trong độ tuổi 20-30 bị đột quỵ tăng lên từng ngày, nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ sống không lành mạnh, chủ yếu bao gồm:

Thức khuya, ngủ ít: Ngày nay, rất nhiều người trẻ thường xuyên thức khuya. Nguy hiểm hơn là họ thức khuya để sử dụng các thiết bị điện tử. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến giấc ngủ không sâu. Trong khi đó, một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn người ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày) đến 83%. 

Thường xuyên căng thẳng: Áp lực công việc, tiền bạc, các mối quan hệ thực và ảo,… trong cuộc sống hiện đại ngày càng gia tăng khiến nhiều người trẻ rơi vào căng thẳng kéo dài. Tình trạng này khiến sức khỏe thể chất và tinh thần sa sút, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Lối sống lười vận động: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người không tập thể dục có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 20% so với người luyện tập ít nhất 4 lần/tuần. Điều đáng quan ngại là giới trẻ hiện này ngày càng lười vận động. Không những thế, họ còn lạm dụng rượu bia, thuốc lá… Đây đều là những yếu tố làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Tâm lý chủ quan: Nhiều người chủ quan cho rằng chỉ người già mới bị đột quỵ nên họ không để tâm phòng ngừa, thậm chí bỏ qua những dấu hiệu sớm của đột quỵ, từ đó để xảy ra những việc đáng tiếc.

Thói quen sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ 

Thói quen sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

Xem thêm: Đột quỵ vì thức khuya – Lời cảnh tỉnh cho những ai còn giữ thói quen xấu

Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Khi đã nhận thức được những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ, chúng ta sẽ dễ dàng có các biện pháp phòng ngừa. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để việc phòng ngừa đột quỵ có hiệu quả tốt là mỗi người cần phải từ bỏ quan điểm “đột quỵ là bệnh của người già”. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng lối sống tích cực hơn bằng cách:

- Thường xuyên đo huyết áp, điều trị các bệnh nền về tim và mạch máu.

- Thiết lập chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, tránh để bản thân căng thẳng mệt mỏi.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Không ăn quá nhiều muối hoặc đường, hạn chế chất béo (đặc biệt là mỡ động vật và đồ ăn nhanh), nên ăn nhiều rau củ, trái cây…

- Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Hạn chế bia rượu cũng là một cách phòng ngừa đột quỵ 

Hạn chế bia rượu cũng là một cách phòng ngừa đột quỵ

Xem thêm: 5 dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách phòng ngừa