Thực tế đã ghi nhận rất nhiều người béo phì bị đột quỵ. Tình trạng này khiến không ít người thắc mắc về mối quan hệ giữa chứng béo phì và bệnh đột quỵ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời hướng dẫn cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cho người béo phì. Đừng bỏ lỡ!

Tại sao nhiều người béo phì bị đột quỵ?

Béo phì là thuật ngữ được sử dụng để mô tả mức độ thừa cân không lành mạnh, xác định dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể được tính bằng cách chia cân nặng cho bình phương chiều cao theo đơn vị kg/m2. Đối với người lớn, chỉ số BMI trong khoảng từ 25 đến 29,9 là thừa cân, còn BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì. Theo số liệu thống kê chưa chính thức, trên thế giới có khoảng 2,1 tỷ người béo phì.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ - tình trạng não tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời, xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Chất béo dư thừa trong cơ thể dễ dẫn đến viêm, tắc mạch máu - nguyên nhân gây ra hơn 80% trường hợp đột quỵ.

Nguyên nhân dẫn đến béo phì thường do ít vận động, lười rèn luyện thể dục nhưng lại ăn quá nhiều, đặc biệt là thực phẩm chứa đường và dầu mỡ. Người béo phì cũng có lượng cholesterol xấu cao, dễ gây xơ vữa động mạch - yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ não. 

Không những thế, béo phì cũng thường dẫn đến cao huyết áp và bệnh tim, kéo theo một loạt những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não. 

 Người béo phì thường bị cao huyết áp – yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ

Người béo phì thường bị cao huyết áp – yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ

Xem thêm: Người trẻ có bị đột quỵ không?

Người béo phì làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Để phòng ngừa đột quỵ, trước hết, người béo phì cần giảm cân. Việc kiểm soát cân nặng lại phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và luyện tập. Các chuyên gia của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ nhận định rằng, chế độ ăn uống tốt sẽ làm giảm tới 19% nguy cơ đột quỵ. Người béo phì nên chú ý một số “gạch đầu dòng” sau:

- Ăn nhiều chất xơ, rau, đậu và thịt nạc hơn thịt đỏ.

- Thường xuyên bổ sung trái cây, rau, quả sạch và ngũ cốc nguyên hạt.

- Giảm lượng tiêu thụ thực phẩm béo và đường.

- Sử dụng các loại dầu thực vật thay cho chất béo động vật.

- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý điều trị những bệnh lý nguy cơ khác (nếu có), chẳng hạn như: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim… đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế thức khuya, căng thẳng… để giữ cho thể trạng và tinh thần luôn khỏe mạnh. 

Xem thêm: Đột quỵ vì thức khuya: Lời cảnh tỉnh cho những ai còn giữ thói quen xấu!