Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu, oxy đến não bị suy giảm và gây chết tế bào não. Theo thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), khoảng 795.000 người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa nếu bạn hiểu và kiểm soát được các nguyên nhân gây đột quỵ.
Vậy, có những nguyên nhân gây đột quỵ nào? Cách phòng ngừa, hạn chế các yếu tố nguy cơ từ nguyên nhân gây đột quỵ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
Nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ bao gồm nhồi máu não (thiếu máu cục bộ) và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Các nguyên nhân gây đột quỵ nhóm này bao gồm:
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ là tình trạng động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não bộ) bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này xuất phát chủ yếu từ sự xuất hiện của các cục máu đông (huyết khối). Nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây ra sự tắc nghẽn này chính là các chất béo (cholesterol), những mảnh vụn khác trong máu tích tụ lại.
Hai nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến
Các yếu tố nguy cơ
Ngoài nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ trực tiếp ở trên, có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị loại đột quỵ này. Ví dụ như:
Nhịp tim không đều: Rối loạn nhịp tim sẽ góp phần tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến não bộ và gây tắc nghẽn sự lưu thông máu.
Huyết áp cao: Tăng huyết áp sẽ gây ra các bệnh tiến triển chậm tại mạch máu của cơ thể, trong đó bao gồm tim, não bộ và động mạch cảnh. Những mạch máu bị bệnh do huyết áp cao gây ra có khả năng hình thành huyết khối và di chuyển khắp cơ thể.
Tiểu đường: Là tình trạng cơ thể có mức đường huyết khác thường. Tiểu đường không kiểm soát được sẽ có mức đường huyết cao và liên tục. Điều này dẫn đến sự thay đổi chuyển hóa của cơ thể, hỏng động mạch, gây ra các bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ như tim mạch, bệnh hộp sọ, bệnh động mạch cảnh,…
Cholesterol cao: Nồng độ cholesterol tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, huyết áp. Ngoài ra, cholesterol cũng sẽ làm tăng xu hướng tích tụ, gây dính trong mạch máu. Từ đó làm tăng sự hình thành cục máu đông, nguyên nhân gây đột quỵ não hàng đầu.
Bệnh nội sọ: Là tình trạng các mạch dẫn máu đến não bị hẹp, không đều hoặc bị tổn thương. Đặc biệt là các mạch máu ở cổ hay động mạch cảnh và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Bệnh van tim: Làm ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn.
Rối loạn đông máu: Là tình trạng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đông máu và di chuyển khắp cơ thể, trong đó có não bộ.
Một số yếu tố nguy cơ tạo ra nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu cục bộ
Bệnh tự miễn: Rối loạn tự miễn như bệnh lupus cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các bệnh này sẽ làm bạn dễ bị mắc bệnh mạch máu cao hơn và hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Nhiễm trùng nặng: Mối quan hệ giữa tình trạng nhiễm trùng và đột quỵ được xác định có liên quan đến sự gia tăng của tình trạng viêm nhiễm. Điều này có thể dẫn đến việc cơ thể bị mất nước, tăng khả năng hình thành cục máu đông.
Nhiễm trùng, viêm tim mạch: Yếu tố nguy cơ này không phổ biến nhưng vẫn có thể gây nhịp tim bất thường, suy tim, hình thành huyết khối.
Một số yếu tố nguy cơ khác: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, người bị mắc các bệnh ung thư, thiếu máu hồng cầu hình liềm (rối loạn di truyền tế bào hồng cầu), nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS,…
Nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu xuất huyết
Bên cạnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ, thiếu máu do xuất huyết cũng là một nhóm nguyên nhân gây đột quỵ. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết là do một động mạch trong não bộ bị vỡ ra hoặc rò rỉ máu. Lúc này, áp lực lên các tế bào não bị tăng lên khiến chúng tổn thương, nghiêm trọng hơn là chết tế bào não bộ. Có 2 nguyên nhân nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ do thiếu máu xuất huyết như sau:
- Xuất huyết dưới sọ: Xảy ra khi một động mạch bị vỡ trong não bộ, máu tràn sang các mô xung quanh và gây đột quỵ.
- Xuất huyết dưới nhện: Máu bị rò rỉ, chảy vào khu vực giữa não bộ và các mô mỏng đang bao phủ quanh não.
Mạch máu bị rò rỉ hoặc bị vỡ là nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết
Các yếu tố nguy cơ
Theo CDC, huyết áp cao và phình động mạch là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ xuất huyết. Cụ thể như sau:
Huyết áp cao: Ngoài tăng nguy cơ hình thành cục máu đông như đã nói ở trên, tăng huyết áp cũng đóng vai trò làm vỡ các mạch máu có hình dạng bất thường hoặc bị lỗi. Từ đó, tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết.
Phình động mạch não: Là tình trạng mạch máu có hình dạng bất thường, bị phình ra và thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Dưới sự dao động của huyết áp, những động mạch này có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào và gây ra đột quỵ.
Bệnh động mạch vành (CAD): Đây là tình trạng các mạch máu tại tim bị tổn thương. Người bị CAD tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người không có bệnh lý tim mạch.
Dị dạng động tĩnh mạch (AVM): Là sự bất thường về mạch máu, khi bị vỡ sẽ gây ra đột quỵ xuất huyết. AVM cũng có thể gây thiếu hụt thần kinh vì tạo ra sự bất thường trong lưu thông máu tại các mô não xung quanh.
Rối loạn chảy máu: Ví dụ như tình trạng máu khó đông, tuy không có khả năng hình thành cục máu đông nhưng sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài. Dù trường hợp này khó xảy ra, nhưng nó vẫn có thể gây ra đột quỵ xuất huyết nếu có sự chảy máu không cầm được trong não bộ.
Các vấn đề tim mạch: Suy tim, dị tật tim bẩm sinh cũng sẽ góp phần làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Những vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng bơm máu, dị dạng các mạch máu trong cơ thể, trong đó có não bộ.
Phình động mạch não là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ khác
Ngoài nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến trên, sẽ có một số yếu tố nguy cơ khác bạn cũng cần chú ý. Ví dụ như:
Yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát
Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu từ 55 tuổi trở lên, bạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm. Các con số thống kê cho thấy, ¾ số ca đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Nguyên nhân do phụ nữ phải trải qua nhiều vấn đề như nội tiết tố, mang thai,… làm tăng khả năng bị tim mạch, tiểu đường, huyết áp thai kỳ.
Di truyền học: Nếu gia đình có người từng bị đột quỵ, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát
Lịch sử đột quỵ: Bạn đã từng bị đột quỵ trước đó, bao gồm cả đột quỵ do cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Theo thống kê, trong gần 800.000 ca đột quỵ ở Mỹ có đến 25% trường hợp đã từng bị đột quỵ trước đó.
Béo phì: Người có chỉ số BMI trên 30 (thừa cân, béo phì) dễ bị tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao. Đây là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Lối sống ít vận động: Thiếu vận động làm tăng nguy cơ bị béo phì, cholesterol cao và tăng huyết áp.
Căng thẳng kéo dài: Stress, lo âu trong thời gian dài gây thay đổi hormone trong cơ thể, góp phần làm tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Ngoài ra, những rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) cũng góp phần làm tăng khả năng bị đột quỵ cao hơn.
Thuốc nội tiết tố: Ví dụ như thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone làm tăng nhẹ khả năng hình thành cục máu đông. Tuy vậy, vẫn còn có một số dữ liệu, thông tin mâu thuẫn về nguy cơ bị đột quỵ này.
Hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ma túy: Các thành phần trong thuốc lá và khói thuốc lá, ma túy làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, động mạch hộp sọ, động mạch cảnh.
Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây ra đột quỵ
Cách phòng ngừa các nguyên nhân gây đột quỵ
Theo CDC, để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm soát bệnh lý nền. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ. Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chuyển hóa (cholesterol). Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa cholesterol. Hạn chế muối (dưới 2.4g/ngày).
Duy trì cân nặng và hoạt động thể chất thường xuyên: Điều này giúp bạn hạn chế các nguy cơ hình thành đột quỵ. CDC khuyến nghị nên hoạt động 1 giờ/ngày với trẻ em, thanh thiếu niên, hoặc từ 2-3 tiếng hoạt động thể chất như đi bộ nhanh mỗi tuần với người lớn.
Không hút thuốc, bỏ rượu bia: Nếu bắt buộc, đàn ông chỉ nên sử dụng tối đa 2 ly rượu/ngày, phụ nữ chỉ dùng 1 ly/ngày.
Kiểm soát cholesterol: Ít nhất 5 năm/lần, bạn nên thực hiện xét nghiệm mức độ cholesterol trong máu. Mức cholesterol nên duy trì ở người bình thường khoảng 125 – 200 mg/dl.
Kiểm soát huyết áp: Lập kế hoạch theo dõi, kiểm soát huyết áp thường xuyên. Điều này giúp bạn phát hiện được tăng huyết áp kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.
Kiểm soát các bệnh lý nền: Hãy thực hiện theo chỉ định điều trị từ bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp,... giúp giảm nguy cơ bị tim mạch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm thành phần Nattokinase trong chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày. Đây là một loại enzyme được tìm thấy trong đậu tương Nhật Bản. Nattokinase có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, chống sự hình thành huyết khối – nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu. Ngoài ra, thành phần này cũng giúp hỗ trợ hạ huyết áp ở người bị huyết áp cao tốt hơn. Sản phẩm chứa nattokinase ra đời năm 2006 đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn. Các nghiên cứu đều cho thấy sản phẩm cho hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng đột quỵ não.
Nattokinase trong đậu tương lên men có thể hỗ trợ làm tan cục máu đông
Trên đây là những nguyên nhân gây đột quỵ mà bạn có thể gặp. Kiểm soát tốt các nguyên nhân, yếu tố rủi ro ở trên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ. Những chia sẻ trong bài viết hôm nay chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp về nguyên nhân gây đột quỵ, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận của bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Cách kiểm tra đột quỵ sớm giảm thiểu biến chứng [XEM NGAY] TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/stroke-causes-4014093
https://www.nhs.uk/conditions/stroke/causes/