Sau tai biến mạch máu não, người bệnh phải luyện tập rất nhiều để phục hồi chức năng. Không ít người đã tìm đến với yoga. Bài viết này sẽ giới thiệu 2 động tác yoga cho người bị tai biến với hy vọng góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

2 động tác yoga cho người bị tai biến và cách công thức độc đáo từ thiên nhiên – XEM NGAY!

Lợi ích của yoga đối với người bị tai biến

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng một phần não bị tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ.

Nhờ những tiến bộ y tế trong việc phát hiện và điều trị tai biến mạch máu não, tỷ lệ người tử vong vì bệnh này đã giảm đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tai biến mạch máu não đều phải chịu di chứng nghiêm trọng, phổ biến nhất là: Liệt nửa người, khó nói, mất trí nhớ, méo miệng... Chính vì vậy, sau tai biến mạch máu não, người bệnh phải phục hồi chức năng nhằm hạn chế tàn tật. 

Để hỗ trợ cho quá trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, có nhiều phương pháp bổ sung như: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,…

Yoga cũng là một liệu pháp bổ trợ hữu ích cho người bị tai biến mạch máu não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tập yoga sau tai biến giúp người bệnh cải thiện tinh thần cũng như vận động, nhất là khả năng thăng bằng. Nỗi sợ bị ngã của người bệnh giảm đi, họ cũng tự chủ hơn trong các hoạt động cá nhân và chất lượng cuộc sống được đảm bảo. 

Xem thêm: Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân và hậu quả là gì?

2 động tác yoga cho người bị tai biến

2 động tác yoga cơ bản dưới đây được nhiều chuyên gia khuyên người bị tai biến mạch máu não nên thực hành, bởi đây là những động tác đơn giản nhưng lại có nhiều lợi ích cho việc phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não:

Động tác 1: Tư thế đại bàng

Cách thực hiện:

- Đứng và giữ thẳng người, chùng 2 gối. 

- Từ từ nâng chân trái lên bắt chéo qua chân phải sao cho phần đùi chân trái kê trên đùi chân phải. 

- Xoắn 2 chân vào nhau, mu bàn chân trái áp vào bắp chân phải, lấy chân phải làm trụ. 

- Giơ cánh tay lên cao và vòng quấn tay phải của bạn xung quanh tay trái sao cho khuỷu tay chồng lên nhau rồi uốn 1 góc 90 độ, 2 lòng bàn tay úp vào nhau.

- Giữ thăng bằng trong 15 - 30 giây. Giữ đầu gối ở vị trí trung tâm, không được lệch sang trái hoặc phải.

- Hít thở sâu và chậm, buông bỏ những cảm xúc tiêu cực, nhẹ nhàng thả lỏng rồi đổi bên.

Lợi ích: 

Tư thế đại bàng giúp làm căng vùng cơ đùi, hông, lưng và vai, bạn sẽ cải thiện khả năng tập trung cũng như giữ thăng bằng tốt hơn. Không những thế, tư thế này còn giúp giảm đau khớp, đau thần kinh tọa, đồng thời giải tỏa căng thẳng, lo âu.

 Tư thế đại bàng giúp giữ thăng bằng tốt hơn

Tư thế đại bàng giúp giữ thăng bằng tốt hơn

Động tác 2: Tư thế cánh cung

Cách thực hiện:

- Bạn nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể.

- Từ từ gập 2 đầu gối, nâng ngực lên khỏi mặt đất, 2 tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân, đồng thời hướng mặt về phía trước, thư giãn cơ mặt.

- Giữ tư thế ổn định, hít thở sâu trong khi thư giãn. Với tư thế này, bạn hãy thực hiện trong khoảng 15 – 20 giây. 

- Thở ra, nhẹ nhàng thả tay, hạ chân và ngực xuống đất, giải phóng cổ chân rồi thư giãn.

Lợi ích:

Tư thế cánh cung sử dụng toàn bộ cơ thể như: Lưng, bụng, cánh tay, chân; Kéo căng cổ họng, ngực, tay, bụng, hông, háng, đùi và cổ chân nên giúp tăng tuần hoàn cũng như bảo vệ cột sống, kích thích hệ hô hấp. Bên cạnh đó, tư thế này còn có tác dụng massage tuyến thượng thận, từ đó điều chỉnh hormone căng thẳng, giúp giảm lo lâu, cải thiện sự tập trung ở người bệnh tai biến mạch máu não.

 Tư thế cánh cung giúp tăng tuần hoàn máu

Tư thế cánh cung giúp tăng tuần hoàn máu

Xem thêm: Người bị tai biến nên ăn cháo gì?