Bệnh cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng bệnh không biểu hiện cụ thể dễ dẫn tới sự lơ là, chủ quan. Cùng theo dõi ngay bài viết này để giải đáp cụ thể bệnh cao huyết cao có chữa được không và các phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả để người bệnh tham khảo.
Bệnh cao huyết áp có chữa khỏi được không?
Bệnh cao huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn là khẳng định đầu tiên mà các chuyên gia chia sẻ. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức ổn định và an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ bị tai biến. Cao huyết áp có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe ở tim, não, thận… và những cơ quan lân cận khác. Nguy hiểm hơn là đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời.
Vì thế, người bệnh cần phải quyết tâm, kiên trì trong quá trình điều trị bệnh và nên có sự giám sát chặt chẽ của người thân, bác sĩ điều trị.
Để có thể điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả, người bệnh cần kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định của bác sĩ. Kể cả khi không bị cao huyết áp, bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe, ăn uống, công việc, nghỉ ngơi phù hợp để khỏe mạnh mỗi ngày.
Bệnh cao huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn
>>>XEM THÊM: Triệu chứng cao huyết áp - Không phải ai cũng biết TẠI ĐÂY
Tổng hợp những phương pháp chữa trị bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể áp dụng các phương pháp: Dùng thuốc, thay đổi lối sống sinh hoạt, sử dụng sản phẩm thiên nhiên để kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc chữa cao huyết áp tốn nhiều thời gian, phải duy trì liên tục và theo dõi thường xuyên để có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị cao huyết áp bằng thuốc tây
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tây y được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp, một số loại thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt mà bạn có thể tham khảo như:
- Thuốc lợi tiểu: Có tác dụng làm tăng quá trình đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể, giúp hạ huyết áp nhanh hơn. Ví dụ: Hydrochlothiazide, Chlorothiazide, Torsemide, Furosemide, Bumetanid, Amiloride, Spironolactone.
- Thuốc chẹn alpha: Làm nhiệm vụ giảm các xung thần kinh làm mạch máu thắt chặt. Ví dụ: Doxazosin mesylate (Cardura), Prazosin hydrochloride (Minipress), Terazosin hydrochloride (Hytrin).
- Thuốc chẹn beta: Có công dụng khiến tim đập chậm hơn. Ví dụ: Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Loppressor), Bisoprolol (Concor), Nadolol (Corgard).
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB) và thuốc ức chế men chuyển đổi (ACE): Có khả năng làm giãn mạch máu, từ đó giảm tình trạng cao huyết áp.
- Thuốc ức chế hệ thần kinh: Kiểm soát các xung thần kinh từ não, giúp mạch máu được thư giãn. Ví dụ: Diazepam (Valium), alprazolam (Xanax) và clonazepam (Klonopin).
- Thuốc trực tiếp làm giãn mạch máu: Bao gồm thuốc chẹn kênh canxi và một số chất trực tiếp làm giãn mạch máu khác. Ví dụ: Nifedipin, amlodipin, amlodipin, captopril, lisinopril, enalapril.
Điều trị huyết áp cao bằng thuốc tây y do bác sĩ kê đơn
Giảm huyết áp mà không cần dùng thuốc
Bên cạnh chữa cao huyết áp bằng thuốc tây, người bệnh có thể điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc hiệu quả. Phương pháp này được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh bị cao huyết áp độ I kết hợp với thuốc điều trị.
Cách đơn giản nhất chính là bạn hãy thay đổi lối sống hàng ngày để cải thiện đáng kể tình trạng cao huyết áp của mình, cụ thể như:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên chất cùng những thực phẩm giàu axit béo omega 3 có trong cá hồi, cá thu.
Áp dụng chế độ ăn khoa học để cải thiện tình trạng huyết áp cao
- Nên hạn chế ăn nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, dưa cà muối, món kho, rim mặn.
- Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích để kiểm soát huyết áp tốt hơn.
- Tăng cường thể dục, thể thao hàng ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và phòng ngừa bệnh huyết áp cao. Mỗi ngày, bạn nên dành 30-60 phút để tập các bài thể dục như chạy bộ, đá bóng, cầu lông, yoga.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, chỉ số cơ thể BMI từ 18.5 đến 22.9 là lý tưởng.
- Kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lo âu, làm việc quá sức khiến huyết áp tăng cao.
- Thường xuyên đo huyết áp để kiểm soát chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Ổn định huyết áp với sản phẩm thiên nhiên
Bên cạnh những cách ổn định huyết áp trên, hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn sử dụng các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên để cải thiện tình trạng huyết áp cao. Nổi bật trong đó phải kể đến thành phần nattokinase - một loại enzyme hoạt huyết mạnh có trong món ăn truyền thống natto (tức đậu tương lên men) của người Nhật Bản.
Nattokinase có tác dụng giảm huyết áp, chống xơ vữa động mạch
Các nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản đã chứng minh, nattokinase có tác dụng giảm huyết áp cao, chống xơ vữa động mạch - nguyên nhân hàng đầu gây vỡ mạch máu não. Bên cạnh đó, nattokinase còn giúp phòng ngừa và tiêu huyết khối, giảm cholesterol xấu, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, cải thiện trí nhớ hiệu quả. Đây là sản phẩm chứa nattokinase đầu tiên tại Việt Nam cũng được chứng minh công dụng qua các nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn cho kết quả tích cực.
Vì vậy, sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase là giải pháp tối ưu vừa mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh huyết áp cao.
Trên đây là những giải đáp cụ thể về bệnh cao huyết áp có chữa khỏi được không và một số cách ổn định huyết áp hiệu quả đã được kiểm chứng, áp dụng. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ tìm được một phương pháp phù hợp để kiểm soát huyết áp. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì về các vấn đề liên quan đến huyết áp cao cần được giải đáp, hãy để lại thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất.
>>>XEM THÊM: Nằm lòng cách hạ huyết áp hiệu quả và an toàn TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
https://www.goodrx.com/conditions/hypertension/high-blood-pressure-cure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417