Tăng huyết áp nếu không được điều trị, kiểm soát tốt sẽ gây ra tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các biến chứng tăng huyết áp và giải pháp phòng ngừa bệnh trong bài viết dưới đây.

Những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng bệnh xảy ra khi áp lực máu ở thành động mạch cao hơn so với chỉ số bình thường. Theo định nghĩa của bộ Y Tế năm 2010, bệnh nhân được chỉ định bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg.

Các biến chứng tăng huyết áp phổ biến thường gặp ở tim mạch, não, mắt,... Cụ thể như sau:

Biến chứng ở mắt

Tăng huyết áp gây biến chứng ở mắt, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh. Tình trạng huyết áp cao kéo dài khiến những mạch máu nhỏ ở phần đáy mắt bị tổn thương.

Tình trạng tổn thương này có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng tùy theo thể trạng, giai đoạn bệnh của từng người. Cao huyết áp kéo dài có thể gây xuất huyết võng mạc, phù gai mắt dẫn đến mờ tầm nhìn, mù mắt. Vì vậy, người bệnh bị tăng huyết áp nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện nhanh những triệu chứng ban đầu, tránh bệnh lý võng mạc.

bien-chung-tang-huyet-ap-anh-huong-den-vong-mac-mat.webp

Biến chứng tăng huyết áp ảnh hưởng đến võng mạc mắt

Các biến chứng tim mạch

Huyết áp tăng mạnh khiến tim phải co bóp nhiều nhằm bơm máu ra mạch ngoại biên. Việc hoạt động quá sức này nếu diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ làm cơ tim dày và cứng hơn, giảm sự đàn hồi giãn nở, gây suy giảm chức năng tim.

Bệnh nhân gặp biến chứng tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim sẽ có triệu chứng khó thở, tức ngực và giảm khả năng làm việc. Ngoài ra, phần lớn người bệnh cao huyết áp thường mắc kèm các bệnh lý về tim trước đó nên chức năng tim không đảm bảo, dễ dẫn đến tình trạng suy tim nặng hơn.

Phình và bóc tách động mạch chủ

Biến chứng của tăng huyết áp là gây áp lực đến thành động mạch chủ. Nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài sẽ làm thành mạch giãn nở ra và suy yếu. Với người trưởng thành, động mạch chủ sẽ có kích thước khoảng 30mm.

Nếu kích thước động mạch lên tới hơn 45mm thì đây là tình trạng phình động mạch chủ. Phần động mạch bị phình thành mạch rất yếu dẫn đến các lớp bên trong thành mạch có thể bị xé rách gây hiện tượng bóc tách thành động mạch. Nếu động mạch chủ bị vỡ sẽ khiến người bệnh tử vong. Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi kỹ kích thước động mạch chủ bằng cách siêu âm tim định kỳ hoặc chụp CT động mạch chủ.

Các biến chứng ở não

Tăng huyết áp có thể gây suy giảm, rối loạn trí nhớ, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng huyết áp làm tăng xơ vữa động mạch, nhồi máu não hay bệnh lý chất trắng dưới vỏ não. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng sa sút trí tuệ và rối loạn trí nhớ xảy ra.

nao-bi-ton-thuong-la-bien-chung-cua-benh-tang-huyet-ap.webp

Não bị tổn thương là biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Bệnh động mạch ngoại biên

Tình trạng tăng huyết áp sẽ gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống mạch máu của cơ thể như: Động mạch cảnh, động mạch nội tạng, thận… Những mạch máu này sẽ cứng lên, gây xơ vữa và vôi hóa. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau đớn ở các khớp xương khi hoạt động mạnh và nặng hơn là gây khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là một trong những biến chứng của bệnh cao huyết áp. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân rối loạn cương dương thường là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp gây ra.

Các biến chứng về thận

Tăng huyết áp sẽ làm giảm lượng máu truyền đến thận và phá hủy bộ lọc cầu thận. Điều này khiến thận không loại bỏ được tạp chất, nước thừa ra ngoài gây ứ đọng trong cơ thể có thể làm huyết áp càng tăng cao. Vì vậy, đa số người cao huyết áp thường gặp những biến chứng về thận.

Biến chứng tiểu đường

Tăng huyết áp sẽ khiến bệnh tiểu đường ngày càng phát triển nhanh hơn. Trong khi đó, tiểu đường lại khiến huyết áp tăng nhanh và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Người mắc huyết áp cao đồng thời bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp những biến chứng về sức khỏe cao hơn so với người tăng huyết áp không bị tiểu đường.

benh-tieu-duong-lien-quan-mat-thiet-den-huyet-ap.webp

Bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến huyết áp

Đột quỵ não

Biến chứng của tăng huyết áp tiếp theo phải kể đến là tình trạng đột quỵ não. Nguyên nhân là do các động mạch trên cơ thể bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Đặc biệt, những động mạch trong não bị tổn thương nặng nề do tình trạng tăng huyết áp sẽ làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát tình trạng huyết áp rất quan trọng để tránh trường hợp người bệnh bị đột quỵ bất ngờ gây nguy hiểm đến tính mạng.

>>>XEM THÊM: Triệu chứng cao huyết áp - Không phải ai cũng biết TẠI ĐÂY

Giải pháp phòng ngừa huyết áp cao từ thiên nhiên

Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện đúng cách, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Trong đó, sản phẩm có thành phần nattokinase - một loại enzyme hoạt huyết có trong natto (tức đậu nành lên men) của người Nhật Bản hiện nay đang rất được ưa chuộng.

nattokinase-giup-giam-bien-chung-benh-tang-huyet-ap (1).webp

Nattokinase giúp giảm biến chứng bệnh tăng huyết áp

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản, nattokinase được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp cao và chống xơ vữa động mạch hiệu quả. Bên cạnh đó, nattokinase còn được biết đến với tác dụng phòng ngừa, giảm huyết khối, hạ mỡ máu và cải thiện trí nhớ tốt.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần nattokinase là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe người bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, các biến chứng bệnh cao huyết áp cũng được kiểm soát tốt hơn khi người bệnh sử dụng kết hợp với các sản phẩm thiên nhiên này.

Bài viết trên là những giải đáp về các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm và cách phòng ngừa, giảm thiểu những triệu chứng của bệnh lý này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của tăng huyết áp và tìm được một phương pháp phù hợp kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì về các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp cần được giải đáp, hãy để lại thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>>XEM THÊM: Nằm lòng cách hạ huyết áp hiệu quả và an toàn TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20045868

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension