FAST đột quỵ là một trong những công thức giúp bạn nhận định người đối diện có đang mắc phải căn bệnh này hay không. Việc phát hiện kịp thời giúp bạn nhanh chóng có được hướng giải quyết, tránh gặp phải hậu quả xấu nhất.

Hiểu về FAST đột quỵ

FAST đột quỵ là cụm từ viết tắt được hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và các tổ chức khác sử dụng. FAST giúp người bệnh và những người xung quanh có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng của đột quỵ, từ đó kịp thời cấp cứu.

FAST đột quỵ não là gì?

Để hiểu về FAST đột quỵ, bạn cần biết ý nghĩa của từ chữ cái. Cụ thể như sau:

  • F: F là chữ cái viết tắt của từ face - mặt. F biểu thị sự thay đổi của khuôn mặt người bệnh. Người bệnh đột quỵ thường có những biến đổi đáng kể trên khuôn mặt: Miệng méo, lưỡi tê cứng, nhân trung bị lệch sang một bên. Những triệu chứng này sẽ rõ hơn khi người bệnh cười.
  • A: A là chữ cái viết tắt của từ arm - cánh tay. Cánh tay của người đột quỵ thường bị yếu hoặc có thể liệt. Người bệnh không thể tự mình nâng hai cánh tay, những hoạt động đơn giản như: Cầm, nắm,... cũng không thể tự thực hiện. 
  • S: S là chữ cái viết tắt của từ Speech - phát âm. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người đột quỵ đó chính là giọng nói. Người bệnh đột nhiên bị nói khó, nói dính chữ, nói ngọng, nói lắp. Không thể diễn đạt được một câu hoàn chỉnh. Để xác định, bạn chỉ cần yêu cầu họ lặp lại một câu nói đơn giản.
  • T: T là chữ cái viết tắt của từ TIME - thời gian. Với các dấu hiệu mà bạn vừa xác định ở trên, khả năng cao người đối diện đang gặp phải cơn đột quỵ não. Khi đó, bạn hãy nhanh chóng gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Như vậy chỉ với quy tắc FAST, bạn hoàn toàn có thể xác định được cơn đột quỵ não có đang diễn ra hay không. Từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh đột quỵ.

FAST đột quỵ là dấu hiệu nhận biết sớm

FAST đột quỵ là dấu hiệu nhận biết sớm

>>>XEM THÊM: 6 Loại thuốc ngừa đột quỵ cần có trong tủ thuốc gia đình TẠI ĐÂY

Mở rộng về FASTER đột quỵ

FASTER là cụm từ viết tắt được tạo ra bởi các chuyên gia về đột quỵ nhằm bổ sung thêm hai dấu hiệu đột quỵ não quan trọng khác. Cụ thể:

  • F: Từ viết tắt của Face, thể hiện tình trạng mặt lệch, sụp mí, tê một bên mặt,...
  • A: Từ viết tắt của Arms, tình trạng một bên tay bị tê liệt hoặc bị yếu hơn bên còn lại, cánh tay buông thõng không thể nhấc lên được.
  • S: Từ viết tắt của Stability ám chỉ sự ổn định của đôi chân. Người bệnh đột quỵ thường bị tê liệt, yếu chân, đi không vững, loạng choạng khi bước đi, không giữ được thăng bằng, có thể bị ngã.
  • T: T là từ viết tắt của Talking. Người bệnh đột quỵ thường nói những câu vô nghĩa, không rõ lời, giọng nói tường bị rời rạc,...
  • E:  là từ viết tắt của Eyes diễn tả sự thay đổi về tầm nhìn của đôi mắt - thị lực. Người bệnh đột quỵ sẽ có biểu hiện khó nhìn, tầm nhìn giảm. Có thể mất thị lực ở một bên mắt hoặc bị mù đột ngột.
  • R: R là từ viết tắt của React - phản ứng. Chữ cái này nhằm nhắc nhở về phản ứng của bạn khi thấy người xung quanh bị đột quỵ. Điều đầu tiên cần làm chính là gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Mắt mờ là dấu hiệu nhận biết đột quỵ não

Mắt mờ là dấu hiệu nhận biết đột quỵ não

>>>XEM THÊM: Note ngay 8 cách phòng ngừa đột quỵ không phải ai cũng biết TẠI ĐÂY

Cách xử lý khi bị đột quỵ

Khi gặp người có dấu hiệu cho thấy cơn đột quỵ não, bạn nên bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

  • Gọi cấp cứu 115, đồng thời nói rõ tình trạng, các dấu hiệu của người bệnh với nhân viên y tế.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu, tránh để người bệnh nôn.
  • Móc hết đờm, dãi, chống gây ngạt ở người bệnh.
  • Trong trường hợp người bệnh bị ngất, cần kiểm tra các chỉ số mạch, đường thở. Tiến hành hồi sức tim phổi cho bệnh nhân, có thể gọi 115 nhờ nhân viên y tế hướng dẫn để bạn có thể thực hiện một cách chính xác.
  • Để bệnh nhân ở nơi thoáng khí, tránh tụ tập nhiều người xung quanh.
  • Không thực hiện các phương pháp như: Cạo gió, dùng kim châm đầu ngón tay, bấm huyệt, châm cứu,...
  • Tuyệt đối không để người bệnh uống thuốc khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc.

Tuyệt đối không cạo gió cho người bệnh đột quỵ não

Tuyệt đối không cạo gió cho người bệnh đột quỵ não

Bên cạnh đó, khi người bệnh đã qua khỏi cơn nguy kịch, có thể kết hợp cho họ sử dụng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện TWQĐ 108, BV Quân y 103... Sản phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa, làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ não tái phát, hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ não an toàn hơn.

Đột quỵ não là một bệnh mang tính cấp tính. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu từ sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý tốt hơn nếu bản thân hoặc người xung quanh không may gặp phải. Ghi nhớ dấu hiệu FAST đột quỵ là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu FAST đột quỵ, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được các chuyên gia giải đáp tận tình và chi tiết nhất!

 

Nguồn tham khảo:

https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke/what-are-the-symptoms-of-stroke

https://www.beaumont.org/health-wellness/blogs/stroke-symptoms-from-fast-to-faster

https://www.stroke.org.nz/fast