Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật quốc gia thì có đến hơn 80% các trường hợp đột quỵ là do tắc mạch máu não. Vậy tắc mạch máu não là gì? Dấu hiệu cảnh báo tắc mạch máu não như thế nào? Chúng ta có thể phòng ngừa tắc mạch máu não bằng cách nào? Tất cả các thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tắc mạch máu não là gì?

Tắc nghẽn mạch máu não là tình trạng mạch máu dẫn đến não bị tắc do cục máu đông hay mảng xơ vữa,... Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc các bệnh lý nền về chuyển hóa như: Đái tháo đường, mỡ máu cao, béo phì,...Tắc mạch máu não có thể để lại những di chứng hết sức nặng nề, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân tắc mạch máu não

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu não. Để phân loại nguyên nhân tắc mạch máu não có thể chia làm 2 loại như sau:

Nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt:

  • Tuổi cao, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê và những chất gây nghiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
  • Do sống ở môi trường ô nhiễm bị ảnh hưởng bởi hóa chất trong thời gian dài.
  • Do thói quen lười vận động.

Nguyên nhân đến từ các bệnh lý 

  • Xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân chiếm đến hơn 50% các trường hợp bị tắc mạch máu não.
  • Các bệnh về tim mạch: Bệnh về van tim hay rung nhĩ gây nên các cục máu đông trong lòng mạch và di chuyển đến mạch máu não.

cuc-mau-dong-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-tac-mach-mau-nao.webp

Cục máu đông là một trong những nguyên nhân gây tắc mạch máu não

Dấu hiệu tắc mạch máu não

Khi bị tắc nghẽn mạch máu não, người bệnh sẽ có một số biểu hiện đặc trưng sau:

  • Xuất hiện những cơn ho bất thường không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu này chỉ thấy trong vòng khoảng 24 giờ sau khi bệnh phát tác. Khi ấy khí quản bệnh nhân bị tắc nghẽn, hơi thở nông, tim đập nhanh và có thể kèm theo đau ngực.
  • Đau tức ngực: Người bệnh cảm thấy ngực bị đau tức khó chịu. Cơn đau càng trở nên nặng hơn khi bạn hít thở sâu. Đau có thể lan ra các vùng lân cận như bả vai, hàm và cổ. 
  • Xuất hiện các vết đỏ trên da: Trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bầm tím ngay cả khi bạn không có va chạm trước đó, nhất là những vết đỏ chạy dọc theo mạch máu.
  • Một số dấu hiệu bất thường khác có thể gặp như chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày dù đã ngủ đủ vào ban đêm, trí nhớ suy giảm,...

dau-dau-chong-mat-cung-la-dau-hieu-cua-tac-mach-mau-nao.webp

Đau đầu, chóng mặt cũng là dấu hiệu của tắc mạch máu não 

Tắc mạch máu não có nguy hiểm không?

Tắc mạch máu não là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì nó là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, não bộ như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,..

Khi xảy ra tắc mạch máu não, nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng như:

  • Rối loạn ngôn ngữ: Bệnh nhân không thể truyền đạt hay giải thích ý của mình nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. 
  • Liệt: Người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc toàn thân. Đây là di chứng nghiêm trọng nhất của tắc nghẽn mạch máu não, khiến cuộc sống của bệnh nhân phải phụ thuộc vào người khác. Bệnh nhân không thể tự đi lại cử động hay thực hiện các sinh hoạt cá nhân. 

liet-la-di-chung-nghiem-trong-cua-tac-mach-mau-nao.webp

Liệt là di chứng nghiêm trọng của tắc mạch máu não 

Cách chữa tắc nghẽn mạch máu não

Cách chữa trị tắc nghẽn mạch máu não còn tùy vào tình trạng của bệnh nhân nặng hay nhẹ, thời gian được cấp cứu, các bệnh nền đang mắc phải. Từ đó mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể phù hợp .

 Sử dụng thuốc 

Người bệnh bị tắc nghẽn mạch máu não thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc tiêu sợi huyết: Thuốc này được chỉ định sử dụng trong vòng 4 giờ sau khi khởi phát triệu chứng đột quỵ đầu tiên.
  • Thuốc làm tan huyết khối, thuốc chống đông: Giúp phá vỡ các cục máu đông trong lòng mạch.
  • Khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân cần phải lưu ý: Các loại thuốc làm tan huyết khối hay thuốc chống đông sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nên không được dùng trong trường hợp chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu. Trong trường hợp không biết rõ nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não thì bệnh nhân không được phép tự ý sử dụng thuốc.

Các biện pháp xâm lấn

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc có cần phải phẫu thuật hay không.

  • Thủ thuật can thiệp nong và đặt giá đỡ stent trong lòng mạch: Phương pháp này sẽ giúp tạo ra con đường mới cho máu lưu thông, được thực hiện mà không cần phải gây mê. Thời gian thực hiện thủ thuật chỉ kéo dài khoảng 60 phút và tỉ lệ thành công lên tới 80%.
  • Phẫu thuật mạch máu: Phương pháp này chỉ được sử dụng trong những trường hợp nặng giúp làm giảm áp lực của não, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề.

thu-thuat-dat-stent-duoc-su-dung-pho-bien-trong-dieu-tri-tac-mach-mau-nao.webp

Thủ thuật đặt stent được sử dụng phổ biến trong điều trị tắc mạch máu não 

Phòng ngừa tắc mạch máu não như thế nào? 

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tắc mạch máu não, bệnh nhân cần phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, cụ thể:

  • Giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu như mỡ động vật, nội tạng động vật,...
  • Bỏ hoàn toàn rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện khác. 
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ, ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc, thư giãn, hạn chế căng thẳng, stress, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Nên ăn nhiều rau củ, thực phẩm tươi, bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: Tỏi, táo, trà hoa cúc,...
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần nattokinase. Nattokinase là một enzyme tự nhiên được hình thành trong quá trình lên men đậu tương có khả năng làm tiêu các sợi huyết, ức chế kết tập tiểu cầu và hạn chế hình thành các cục máu đông. Bên cạnh đó, nattokinase cũng có khả năng ức chế quá trình oxy hóa LDL vì thế làm giảm nồng độ cholesterol và triglyxerit, hạn chế được xơ vữa động mạch, hạ huyết áp hiệu quả. Tích cực điều trị các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, béo phì sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị tắc mạch máu não.
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần nhằm kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu cũng như kiểm soát tình trạng huyết áp để có thể phát hiện sớm và điều trị các bệnh nền kịp thời.

nattokinase-duoc-su-dung-trong-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-tac-mach-mau-nao.webp

Nattokinase được sử dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tắc mạch máu não 

Hy vọng những thông tin trên đây về tắc nghẽn mạch máu não đã cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tắc nghẽn mạch máu não, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Cách kiểm tra đột quỵ sớm giảm thiểu biến chứng TẠI ĐÂY

                                                                                                                                                                        

Nguồn tham khảo:

https://ufhealth.org/cerebrovascular-occlusive-disease-0#:~:text=Definition,The%20condition%20can%20cause%20strokes.

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16855-cerebrovascular-occlusive-disease

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23091119/