Tai biến mạch máu não đang trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc sống ngày nay. Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: “Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không” bởi đây là chứng bệnh đe dọa sức khỏe của người mắc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tìm lời giải cho thắc mắc trên, hãy tham khảo thông tin có trong bài viết sau!
Tai biến mạch máu não là gì?
Não bộ kiểm soát mọi hoạt động sống trong cơ thể. Tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu lên một vùng não đột ngột giảm mạnh. Khi đó, vùng não thiếu oxy sẽ bị tổn thương và dần hoại tử, ảnh hưởng đến các chức năng mà nó điều khiển. Tai biến mạch máu não thường xảy ra ở những người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, lười vận động,...
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tai biến mạch máu não bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ tai biến mạch máu não càng tăng. Theo thống kê, có đến 75% số ca tai biến mạch máu não xảy ra ở người ngoài 65 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nếu người thân (cha mẹ, ông bà, anh chị em) đã bị tai biến, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
- Người mắc các bệnh như: Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn đông máu, phình động mạch, xơ vữa động mạch, rung nhĩ,…
- Lối sống thiếu khoa học: Lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thức khuya,…
- Người thừa cân – béo phì, thường xuyên căng thẳng.
- Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thừa muối, ít rau xanh, trái cây,…
Xem thêm: “Điểm danh” 4 nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường gặp ở người trẻ hiện nay
Giải đáp bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?
Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng, bệnh tai biến mạch máu não có thể chữa được. Y học hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp điều trị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện đến đâu, chữa khỏi hoàn toàn hay chỉ cải thiện được phần nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, thời gian cấp cứu, mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị là 3 yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả phục hồi tai biến mạch máu não. Cụ thể:
- Thời gian phát hiện bệnh và cấp cứu: Việc phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, xử trí đúng cách sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong cũng như di chứng của tai biến mạch máu não.
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Cơn tai biến càng nghiêm trọng, khu vực tổn thương não càng rộng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Có một số trường hợp, di chứng để lại là vĩnh viễn và không thể phục hồi hoàn toàn.
- Phương pháp điều trị: Cấp cứu và điều trị đúng cách có thể giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn sau tai biến, hoặc nếu có di chứng thì cũng không đáng kể, dễ phục hồi hơn so với việc áp dụng những phương pháp thiếu khoa học.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết phác đồ điều trị tai biến mạch máu não
Cải thiện bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?
Trên thế giới, bệnh tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu. Không những thế, bệnh còn có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như: Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, đi lại khó khăn, méo miệng…
Các chuyên gia cho rằng, đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não, chỉ 10% có thể phục hồi không di chứng nhưng lại có tới 20% bệnh nhân tử vong trong vòng 1 tháng kể từ khi phát bệnh. Những di chứng sau tai biến mạch máu não đã khiến nhiều người bệnh trở thành gánh nặng không chỉ cho bản thân họ mà còn cho gia đình và xã hội. Để nhanh chóng phục hồi sau tai biến, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kiên trì theo dõi và thay đổi lối sống cho phù hợp hơn. Cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng
- Bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được người nhà chăm sóc chu đáo, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Những loại thực phẩm giàu đạm và tinh bột như: Trứng, thịt, cá, đậu hũ, gạo, bánh mì… sẽ tốt cho sức khỏe.
- Thực đơn cần phải có rau xanh, củ quả. Ngoài ra, những loại nước trái cây giàu vitamin và khoáng chất cũng rất tốt cho người bệnh tai biến mạch máu não.
- Nếu người bệnh ăn ít, nên tăng thêm bữa ăn phụ trong ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thức ăn nên băm nhuyễn hoặc cắt nhỏ, ninh nhừ tùy theo từng loại thực phẩm để người bệnh dễ hấp thu hơn.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học: Ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các chất kích thích có hại cho sức khỏe như: Rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện,..
Chế độ tập luyện
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, việc luyện tập cũng là điều cần thiết quyết định đến sự hồi phục của người bệnh. Điều này sẽ giúp bạn xua tan lo lắng bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không. Cụ thể:
- Trường hợp liệt hoàn toàn: Tập từ ngón tay, ngón chân, các khớp tay khớp chân và cả khớp háng với thời gian từ 15 - 30 phút/lần. Tập thường xuyên, đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần để giúp máu được lưu thông.
- Trường hợp liệt nửa người: Tập các khớp vai tay, chân, cơ…, nếu có khó khăn ở động tác nào thì người nhà cùng phối hợp tập luyện.
- Trường hợp liệt nhẹ bán thân: Người bệnh tự thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia.
Xem thêm: 2 bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não