Đột quỵ nhẹ có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết các triệu chứng đột quỵ nhẹ càng sớm sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa các biến chứng một cách hiệu quả nhất.

Hiểu rõ về bệnh đột quỵ nhẹ

Đột quỵ nhẹ là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một thời gian ngắn. Bệnh đột quỵ nhẹ không giết chết tế bào não như các cơn đột quỵ bình thường mà chỉ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể diễn ra một cơn đột quỵ thực sự. Các cơn đột quỵ nhẹ chỉ xuất hiện trong vài phút hoặc từ 1-2 giờ.

Theo hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) đột quỵ nhẹ sẽ làm giảm 20% tuổi thọ của bạn. Vì vậy khi gặp một số triệu chứng đột quỵ nhẹ, bạn cần phải điều trị ngay để ngăn chặn những cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra trong tương lai.

Nhận biết nhanh những triệu chứng đột quỵ nhẹ

Rất khó để nhận biết được các triệu chứng đột quỵ nhẹ vì các triệu chứng ít nghiêm trọng và không kéo dài thực sự. Đột quỵ nhẹ chỉ kéo dài từ một đến 24 giờ, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể dựa vào các dấu hiệu ở mặt, tay, giọng nói, nhận thức, thần kinh,... để có thể nhận biết nhanh mình có bị đột quỵ nhẹ hay không.

Dấu hiệu ở thị lực

Một trong các triệu chứng của đột quỵ nhẹ có thể nhận biết qua tình trạng thị lực bị suy giảm như: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên khó có thể nhận biết. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy mình có dấu hiệu này thường xuyên thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu ở mặt

Khi bị đột quỵ nhẹ, người bệnh sẽ nhận thấy mặt có phần không cân xứng, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường. Nhìn kỹ nếp mũi má bên yếu bị rủ xuống và đặc biệt là khi cười hay nói sẽ thấy rõ hơn dấu hiệu mặt thiếu cân xứng và méo miệng.

bi-lech-mat-meo-mieng-la-mot-trong-nhung-trieu-chung-dot-quy-nhe-.webp

Bị lệch mặt, méo miệng là một trong những triệu chứng đột quỵ nhẹ 

Dấu hiệu ở tay

Cảm giác người bị đột quỵ nhẹ là tay luôn bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc tay lên được bình thường do phần cơ bắp bị yếu đi. Một phần là do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ, dẫn đến tình trạng mỏi chân tay, tê cứng chân tay thường xuyên.

Dấu hiệu qua giọng nói

Người bị đột quỵ nhẹ có thể gặp các triệu chứng giọng nói bất thường như nói ngọng, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức mới nói được.

Dấu hiệu qua nhận thức

Người bị đột quỵ nhẹ có biểu hiện bị rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt bị mờ, tai ù không nghe rõ, thậm chí là mất trí nhớ tạm thời. Nguyên nhân là do bị đau đầu hoặc tắc nghẽn mạch máu, sự bất thường trong dòng chảy nên dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời.

bi-mat-tri-nho-dau-dau-la-trieu-chung-cua-benh-dot-quy-nhe.webp

Bị mất trí nhớ, đau đầu là triệu chứng của bệnh đột quỵ nhẹ

Dấu hiệu ở thần kinh

Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội, khó ngủ, mất ngủ. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến ở người bị đột quỵ nhẹ, nhất là người có tiền sử bị đau nửa đầu.

Bí quyết phòng ngừa đột quỵ nhẹ hiệu quả 

Để phòng ngừa chứng đột quỵ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

- Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn phòng ngừa đột quỵ nhẹ hiệu quả. Bằng cách bổ sung nhiều loại rau, củ, các loại hạt và ngũ cốc. Nên bổ sung thịt trắng, hải sản, trứng để cung cấp protein cho cơ thể và loại bỏ các loại thịt có màu đỏ. Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép từ rau củ quả, trái cây.

dot-quy-nhe-co-the-phong-ngua-bang-che-do-an-uong-khoa-hoc-lanh-manh.webp

Đột quỵ nhẹ có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Bên cạnh đó là cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo, những loại đồ ăn nhanh, đồ chiên xào,... Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, chứa chất kích thích như nước ngọt, trà sữa, cà phê,…

- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, giúp huyết áp ổn định, ngăn ngừa đột quỵ.

- Luôn giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh vì có thể khiến huyết áp cao, tăng áp lực và dẫn đến mạch máu bị vỡ. Việc giữ ấm cơ thể là điều vô cùng quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ nhẹ hình thành.

- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, bởi những người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao hơn người có cân nặng vừa phải. Ngoài ra, duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp bạn có một vóc dáng đẹp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

- Sử dụng thực phẩm tự nhiên bảo vệ sức khỏe phòng ngừa thiếu máu lên não và đột quỵ hiệu quả. Nổi bật trong đó là sản phẩm chứa enzyme nattokinase đang được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn và sử dụng và nhiều nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả.

Nattokinase có nguồn gốc từ đậu tương lên men của Nhật Bản, được nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản đã chứng minh về tác dụng làm tan cục máu đông, giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Cụ thể như sau: 

  • Nattokinase giúp làm tiêu fibrin - một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng đông máu và dẫn đến đột quỵ nhẹ.
  • Chất nattokinase có khả năng kích hoạt các yếu tố khác trong máu tăng cường sản sinh ra plasmin - có chức năng làm tan cục máu đông.
  • Bên cạnh đó, nattokinase giúp làm loãng máu giúp mạch máu lưu thông dễ dàng, giảm áp lực máu lên thành động mạch, hạ mỡ máu, cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa đột quỵ não.

Hy vọng với những thông tin về các triệu chứng đột quỵ nhẹ mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về vấn đề này, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: FAST đột quỵ: Dấu hiệu giúp nhận biết nhanh chóng đột quỵ não TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/stroke/signs-symptoms-tia-mini-stroke

https://www.webmd.com/stroke/news/20100415/can-you-recognize-symptoms-of-minor-stroke

https://lonestarneurology.net/seizures/what-are-the-symptoms-of-mild-strokes/