Huyết khối có thể xảy ra ở bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể, chủ yếu là ở các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể. Từ đó gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu kỹ về huyết khối sẽ giúp bạn đọc có thêm các kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Huyết khối là gì? 

Huyết khối quá trình tế bào máu tập trung đến các mạch máu bị rách và làm ngưng chảy máu khi bạn bị thương. Các yếu tố đông máu trong máu gây ra một số phản ứng dây chuyền nhanh chóng, hình thành các sợi fibrin giữ các tiểu cầu với nhau. Khi tiểu cầu tiết ra các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác tạo thành cục máu đông và ngăn chặn tình trạng chảy máu. 

Còn các protein ở cơ thể sẽ giúp xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi đủ lớn. Khi vết thương tự lành, chúng sẽ tự hòa tan và tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường.

Huyết khối có 2 loại là huyết khối trắng và khuyết khối đỏ, cũng có thể gặp loại hỗn hợp. 

  • Huyết khối trắng được hình thành khi tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu kết dính và ngưng lập, thường gặp ở động mạch vành, động mạch não.
  • Huyết khối đỏ được hình thành khi dòng máu chảy chậm do chứa các sợi fibrin bao bọc hồng cầu, thường gặp ở tĩnh mạch. 

Ngoài ra, huyết khối còn được phân thành huyết động mạch, tĩnh mạch và vi mạch.

hinh-anh-huyet-khoi-hinh-thanh-o-thanh-mach-gay-tac-nghen-luu-thong-mau.webp

Hình ảnh huyết khối hình thành ở thành mạch gây tắc nghẽn lưu thông máu

Các giai đoạn hình thành huyết khối

Sự hình thành các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối là quá trình đông máu với trên 30 yếu tố tham gia và trải qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn thành mạch

Khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch co lại theo cơ chế phản xạ. Các tiểu cầu sẽ di chuyển tự do trong lòng mạch và tụ lại chỗ tổn thương. Từ đó hình thành nên các cục máu trắng, các tiểu cầu sẽ bám dính lại với nhau và chế tiết ra một số yếu tố khởi động quá trình đông máu và đây được gọi là giai đoạn tự cầm máu.

cac-giai-doan-hinh-thanh-huyet-khoi.webp

Các giai đoạn hình thành huyết khối

Giai đoạn huyết tương

Giai đoạn này khá phức tạp, trong các mạch máu với sự tham gia của nhiều yếu tố, hình thành thromboplastin và thrombin sẽ tác động lên fibrinogen cuối cùng tạo nên các sợi tơ huyết fibrin.

Giai đoạn huyết khối đông

Giai đoạn này cục máu và tiêu cục máu đông có thể phân hủy nhờ men plasmin điều hòa bởi một số chất kích thích và ức chế.

Nguyên nhân gây tình trạng huyết khối tắc mạch

Có rất nhiều nguyên gây ra tình trạng huyết khối tắc mạch như dòng tuần hoàn máu, thành phần máu, cấu trúc thành mạch... gây ra.

  • Bất thường thành mạch

Thành mạch bình thường gồm 3 lớp là ngoại mạc, trung mạch và nội mạch. Lớp nội mạc sẽ tiếp xúc trực tiếp với dòng máu lưu thông trong mạch. Lúc này, lớp nội mạch sẽ bài tiết ra những chất ức chế hoạt hóa tiểu cầu, làm giãn thành mạch. Khi không có sự toàn vẹn của nội mạch sẽ gây tắc mạch, chủ yếu gặp ở người bị cao huyết áp, xơ vữa mạch máu não.

  • Bất thường dòng chảy máu

Khi dòng chảy của máu gia tăng bất thường, độ dịch chuyển cao hoặc dòng chảy của máu giảm, độ dịch chuyển giảm sẽ kích hoạt tiểu cầu dẫn tới hình thành huyết khối gây tắc mạch.

  • Do thành phần máu

Những sự bất thường về tiểu cầu, yếu tố đông máu, chất ức chế đông máu cũng là yếu tố làm tiêu sợi huyết đơn độc hoặc kết hợp dẫn tới hình thành huyết khối.

su-bat-thuong-thanh-mach-gay-ra-tinh-trang-huyet-khoi.webp

Sự bất thường thành mạch gây ra tình trạng huyết khối

Dấu hiệu nhận biết khi mắc chứng huyết khối

Dựa vào các dấu hiệu như đổi màu da, khó thở, đau ngực dữ dội hay đau ở chân, tay sẽ giúp người bệnh nhận biết mình có bị chứng huyết khối hay không.

  • Đổi màu da

Khi máu không lưu thông bị tắc lại trong các tĩnh mạch, có thể thấy sự thay đổi màu sắc, hình thành các vết bầm tím ở da. Bạn có thể dễ dàng nhận biết các màu tím, xanh, đỏ ở trên da dễ dàng, hoặc da bị đổi màu kèm theo ngứa, sờ ấm nóng thì nên đi khám bác sĩ ngay.

  • Khó thở

Do lưu thông máu bị ảnh hưởng, nồng độ oxy có thể bị giảm dẫn tới nhịp tim tăng, ho khan, khó thở. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy huyết khối đã di chuyển đến phổi.

  • Sưng phù nề chân, tay

Dấu hiệu nhận biết có huyết khối đó chính là sưng ở chân, nguyên nhân là do cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, máu không thể trở lại tim và áp lực làm cho dịch thoát ra ở chân gây nên sưng, đau nhức.

  • Đau dữ dội ở ngực

Khi cục máu di chuyển đến phổi, nó có thể gây thuyên tắc phổi và gây ra các triệu chứng đau tức ngực tương tự như cơn đau tim.

chan-bi-sung,-dau-do-bien-chung-huyet-khoi-gay-ra.webp

Chân bị sưng, đau do biến chứng huyết khối gây ra

Bệnh huyết khối có nguy hiểm không?

Bệnh huyết khối có nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là khi các cục máu đông theo dòng máu tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải, đổ xuống tâm thất phải gây thuyên tắc phổi. Nguy hiểm hơn nó có thể di chuyển tới mạch máu não gây đột quỵ não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. 

Chưa kể khi bị huyết khối còn gây đau chân, phù nề chân kéo dài, thậm chí gây loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối.

Vì thế khi bị huyết khối, người bệnh không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình.

Phương pháp chẩn đoán bệnh huyết khối là gì?

Tuỳ vào triệu chứng, cơ địa và mức độ huyết khối của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ dựa vào đó để xếp nhóm nguy cơ và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng huyết khối.

Hiện nay, xét nghiệm chẩn đoán huyết khối thường dùng là D-dimer trong máu, chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (CT scan) và siêu âm mạch máu.

Điều trị huyết khối như thế nào?

Hiện nay huyết khối chủ yếu được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy theo vị trí và độ nặng của huyết khối mà bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra các điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

  • Điều trị huyết khối bằng thuốc

Bằng cách sử dụng các loại thuốc chống đông, thuốc làm tan cục máu đông để loại bỏ đi huyết khối giúp máu lưu thông tuần hoàn.

  • Thuốc chống đông máu uống trực tiếp: Thuốc có tác dụng giúp chống đông máu ban đầu bao gồm: Apixaban (biệt dược Eliquis), dabigatran (biệt dược Pradaxa), edoxaban (biệt dược Savaysa) hoặc rivaroxaban (biệt dược Xarelto).
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp: Chủ yếu dùng để tiêm dưới da có tác dụng điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm: Dalteparin (biệt dược Fragmin), enoxaparin (biệt dược Lovenox) và tinzaparin (biệt dược Innohep).
  • Fondaparinux (biệt dược Arixtra): Là thuốc dùng theo đường tiêm dưới da không uống được.
  • Heparin không phân đoạn: Cũng là loại thuốc tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da ưu tiên được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt là người bệnh cần lọc máu do suy thận.

su-dung-thuoc-de-lam-tan-cuc-mau-dong-hieu-qua.webp

Sử dụng thuốc để làm tan cục máu đông hiệu quả

  • Điều trị huyết khối bằng can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật

Sử dụng phương pháp phẫu thuật mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối hoặc phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học…

  • Phẫu thuật mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối sẽ được chỉ định cho cho người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch sâu không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc. Việc phẫu thuật này sẽ có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến hoại tử do mô không được cung cấp đủ máu và oxy trong thời gian dài.
  • Phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ sẽ áp dụng cho người bệnh không thể sử dụng thuốc chống đông được vì một lý do nào đó sẽ được dùng một dụng cụ lọc đặc biệt bằng kim loại để bảo vệ và chống biến chứng thuyên tắc phổi. Tĩnh mạch chủ nằm ở trong ổ bụng, trực tiếp đưa máu về tim và phổi vì thế lưới lọc kim loại này sẽ giúp ngăn cản không cho huyết khối bong ra từ tĩnh mạch, di chuyển theo dòng máu đến phổi gây thuyên tắc phổi. Lưới lọc tĩnh mạch chủ sẽ được đưa vào cơ thể bằng một catheter xuyên qua một trong các vị trí như: Tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch cổ hay tĩnh mạch cánh tay.

Làm cách nào để phòng ngừa bệnh huyết khối hiệu quả?

Để phòng tránh bệnh huyết khối hiệu quả, mọi người có thể áp dụng một số cách sau:

- Thay đổi lối sống tích cực, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe.

- Kiểm soát cân nặng, có chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn.

- Thường xuyên vận động, tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt là đối tượng cao tuổi, hạn chế nằm ngồi một chỗ quá lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần nattokinase để loại bỏ các cục máu đông, giúp tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả. Nattokinase – loại enzyme hoạt huyết có trong natto (tức đậu nành lên men) của người Nhật Bản hiện nay đang rất được ưa chuộng.

nattokinase-co-tac-dung-giam-huyet-ap-va-chong-cuc-mau-dong-hieu-qua.webp

Nattokinase có tác dụng giảm huyết áp và chống cục máu đông hiệu quả

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản, nattokinase được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp cao và chống các cục máu đông hiệu quả. Bên cạnh đó, nattokinase còn được biết đến với tác dụng phòng ngừa, giảm huyết khối, hạ mỡ máu và cải thiện trí nhớ tốt.

Huyết khối là một bệnh lý không còn xa lạ và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Vì thế việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng, để tránh máu bị ứ trệ. Việc thay đổi lối sống tích cực là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, để lại bình luận ở bên dưới chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn nhanh nhất.

>>>XEM THÊM: Những điều cần biết về cục máu đông: Nguyên nhân gây tai biến TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/thrombosis#:~:text=Thrombosis%20occurs%20when%20blood%20clots%20block%20veins%20or%20arteries.,a%20stroke%20or%20heart%20attack.

https://en.wikipedia.org/wiki/Thrombosis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/deep-vein-thrombosis/symptoms-causes/syc-20352557