Đột quỵ não vô cùng nguy hiểm khi tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày một tăng cao. Không chỉ khiến người mắc phải chống chọi với những biến chứng nặng nề, đột quỵ còn ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân, gia đình người bệnh.

Đột quỵ não nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng các tế bào não bị tổn thương do không nhận đủ oxy và máu, lâu dần sẽ bị hoạt tử nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tỷ lệ đột quỵ não hiện nay

Các thống kê cho thấy, đột quỵ não được xem là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới. Ước tính rằng, cứ 6 giây trôi qua sẽ có một người tử vong vì đột quỵ. Ngoài ra, đột quỵ não còn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, bởi đa số các trường hợp  đột quỵ sẽ để lại di chứng liệt cho người mắc.

Tại Việt Nam những con số này cũng đáng báo động. Theo thống kê của Bộ Y Tế, mỗi năm sẽ có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ. Trong đó tỷ lệ người bệnh đột quỵ gặp phải di chứng tàn phế, liệt nửa người cũng khá cao. Có đến 10-13% người tàn phế không thể ngồi hay đi lại, phải nằm liệt giường, 12% người bệnh chỉ hồi phục một phần và chỉ 25% số bệnh nhân có thể đi lại bình thường.

Với những con số biết nói trên có thể thấy được đột quỵ não thật sự nguy hiểm như thế nào. Đây thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều người, không chỉ người cao tuổi mà thanh niên cũng không ngoại trừ.

Đột quỵ não ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?

Khi bị đột quỵ não, người bệnh sẽ khó tránh khỏi những hậu quả vô cùng nặng nề mà bệnh gây ra, cụ thể:

  • Tử vong: Tử vong hoàn toàn có thể xảy ra nếu người đột quỵ không được cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian vàng từ 4-6 tiếng. Mạch máu não vì một nguyên nhân nào đó (chủ yếu là do cục máu đông hình thành) bị tắc nghẽn, làm quá trình đẩy máu và cung cấp oxy cho não bộ bị ngừng trệ. Qua thời gian tế bào não bị chết, gây tổn thương não bộ và dẫn tới tử vong
  • Không thể đi lại, liệt vận động đều là những di chứng mà hầu hết người bệnh đột quỵ gặp phải. Việc liệt nửa người khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn từ sinh hoạt đến các biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể: Người bệnh đột quỵ không thể tự đi vệ sinh, không thể tự ăn cơm, chải đầu, rửa mặt, đánh răng... Tất cả đều phụ thuộc vào người chăm sóc. Bên cạnh đó, nếu không được vận động, nằm liệt một chỗ sẽ khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ viêm loét da, biến dạng khớp, teo cơ, co cứng cơ...

Điều này còn ảnh hưởng không nhỏ đến người chăm sóc khi phải dành phần lớn thời gian để đỡ đần người bệnh. Do đó công việc, chăm sóc nhà cửa, con cái cũng đều bị gác lại.

Đột quỵ não gây di chứng liệt cho người bệnh

Đột quỵ não gây di chứng liệt cho người bệnh

  • Nhận thức suy giảm, mất trí nhớ, sa sút trí tuệ cũng có thể gặp ở người bệnh đột quỵ. Não bộ bị tổn thương khiến việc nhận thức bị nhầm lẫn, suy giảm. Người bệnh không xác định được thời gian phương hướng, thời gian, không gian, thậm chí không nhận ra được người thân của mình. Tình trạng nhớ nhớ quên quên khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đôi khi có thể gây ra những tình huống nguy hiểm như: Quên không rút ổ cắm điện dẫn đến cháy, giật...
  • Khó nói, không thể diễn đạt một câu hoàn chỉnh khi giao tiếp là tình trạng người bệnh đột quỵ hay gặp phải. Nguyên nhân là do dây thần kinh số 7 bị tổn thương bởi di chứng đột quỵ, khiến miệng méo, cứng lưỡi, lệch hàm. Điều này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp mà còn cản trở đến việc ăn uống hàng ngày. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó nuốt, đôi khi có thể bị tắc hoặc nghẹn thức ăn rất nguy hiểm.
  • Điều trị đột quỵ não là cả một quá trình lâu dài, nên chi phí điều trị rất tốn kém, trở thành gánh nặng kinh tế cho người bệnh và gia đình của họ.

Đột quỵ não có chữa được không?

Đột quỵ não tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể chữa khỏi nếu người bệnh được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Thời gian để có thể cứu sống và hạn chế tối đa những di chứng mà đột quỵ gây ra là từ 4-6 tiếng. Khi được cấp cứu trong thời gian này, người bệnh sẽ có cơ hội sống sót cao. Ngược lại, nếu thời gian được cấp cứu sau 6 tiếng kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ, người bệnh sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê, liệt nửa người, nặng nhất là tử vong. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu đột quỵ ở những người xung quanh, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu để nhận được sự giúp đỡ từ cán bộ y tế.

Đột quỵ não thực sự nguy hiểm nếu không được cấp cứu trong thời gian vàng

Đột quỵ não thực sự nguy hiểm nếu không được cấp cứu trong thời gian vàng

Phòng ngừa đột quỵ não không khó nếu biết những điều sau

Đột quỵ não hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu bạn thực hiện phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống đột quỵ não mà bạn có thể tham khảo:

Nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ não

Hiểu biết và nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sớm của cơn đột quỵ sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng và đưa ra những cách xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu đặc trưng báo hiệu cơn đột quỵ sắp đến mà bạn cần biết đó là:

  • Đau đầu dữ dội đột ngột,
  • Chân tay yếu đột ngột, không thể nhấc hay giơ nổi cánh tay, không cầm nổi các đồ vật, chân đứng không vững,
  • Đột nhiên bị nói ngọng, nói lắp, hoặc không nói được do miệng méo,
  • Mắt đột nhiên bị mờ, không nhìn rõ sự vật xung quanh, có thể xuất hiện hiện tượng song thị, hoặc thậm chí mù đột ngột

Người bị đột quỵ não thường có dấu hiệu đau đầu đột ngột

Người bị đột quỵ não thường có dấu hiệu đau đầu đột ngột

Kiểm soát yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Có nhiều yếu tố khiến nguy cơ mắc đột quỵ não tăng cao như: Cục máu đông, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, mỡ máu... Do đó cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau, cụ thể:

  • Sử dụng thuốc chống cục máu đông, chống kết tập tiểu cầu như: Aspirin, rivaroxaban, clopidogrel... để phòng ngừa cục máu đông hình thành, chống đột quỵ nhồi máu não.
  • Kiểm soát đường huyết, mỡ máu qua chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị, đảm bảo luôn đạt trạng thái ổn định.
  • Kiểm soát huyết áp bằng thuốc điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

 Điều chỉnh thói quen 

  • Căng thẳng, stress, lo lắng, phiền muộn trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não, đặc biệt là đối với phụ nữ. Việc này làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, khiến huyết áp tăng cao, dẫn tới áp lực dòng máu tăng lên đột ngột, từ đó làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não hoặc hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây ra đột quỵ não. Những người thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, buồn phiền có nguy cơ đột quỵ tăng lên đến 29% so với người bình thường. Do đó, giảm căng thẳng là cách giúp phòng ngừa đột quỵ não.
  • Việc sử dụng các loại dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm được 40% nguy cơ đột quỵ não. Số liệu này được thống kê từ nghiên cứu với 7.600 người Pháp trên 65 tuổi. Hãy dùng các loại dầu như dầu oliu, dầu lạc… để chế biến các món ăn hằng ngày của mình. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn.
  • Hạn chế rượu bia, không thuốc lá và các chất kích thích độc hại. Những người không hút thuốc lá, không nghiện rượu bia sẽ giảm tỷ lệ bị đột quỵ não xuống gấp 2 lần so với những người sử dụng thuốc lá, bia rượu thường xuyên.
  • Nếu bạn ngủ trên 10 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ não lên tới 63% so với người bình thường. Ngủ ngáy cũng có hại, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa cao gấp đôi, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó không nên ngủ quá nhiều, chỉ nên ngủ 8 tiếng  một ngày

Từ bỏ thuốc lá giúp phòng ngừa đột quỵ não

Từ bỏ thuốc lá giúp phòng ngừa đột quỵ não

>>>XEM THÊM: Note ngay 8 cách phòng ngừa đột quỵ không phải ai cũng biết TẠI ĐÂY

Kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên ngừa đột quỵ

Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên cũng là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa đột quỵ não được nhiều người lựa chọn. Trong đó phải kể đến sản phẩm có thành phần chính nattokinase ra đời năm 2006 giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông, đồng thời giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như: Điều hòa huyết áp, hạ mỡ máu, cải thiện trí nhớ...

Như vậy, qua bài viết trên hy vọng các bạn đã có câu trả lời cho mình về vấn đề đột quỵ não có nguy hiểm không. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa đột quỵ, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao hoặc đã từng bị đột quỵ não.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/can-you-die-from-a-stroke#stroke-in-sleep

https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke/when-someone-is-seriously-ill-or-dying-after-stroke