Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là một hành trình dài và vất vả, không phải ai cũng thực hiện thành công. Trong quá trình đó, có những điều tưởng rất nhỏ nhặt nhưng lại tác động lớn đến hiệu quả cải thiện sức khỏe của người bệnh. Vậy, những điều đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau!

Tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?

Tai biến mạch máu não (hay tai đột quỵ não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lên não đột ngột ngưng trệ, làm tổn thương tế bào não. Tình trạng này xảy ra do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, dẫn đến những hậu quả nặng nề như: 

Tử vong

Đây là hậu quả đáng tiếc nhất có thể xảy ra sau tai biến mạch máu não. Theo thống kê, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Càng chậm trễ cấp cứu, não tổn thương càng nặng, người bệnh có nguy cơ tử vong càng cao.

Di chứng tàn tật lâu dài

Não là cơ quan kiểm soát mọi hoạt động sống của cơ thể. Khi não bị tổn thương trong cơn tai biến, hoạt động sống này có thể bị gián đoạn hoặc sai lệch, dẫn đến các di chứng như: Liệt nửa người, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,... Tai biến mạch máu não chính là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu tại các nước đang phát triển.

Giảm tuổi thọ

Bệnh nhân tai biến mạch máu não có nguy cơ giảm tuổi thọ không chỉ vì sự sa sút về thể lực mà còn bởi tinh thần sa sút trong thời gian chống chọi với bệnh tật.

Xem thêm: “Điểm danh” 4 nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường gặp ở người trẻ hiện nay

Những điều ít người biết về phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Maggie Goodman là một nữ bệnh nhân tai biến mạch máu não người Mỹ. Trải qua quá trình dài chiến đấu với bệnh, Maggie đã tiết lộ 5 điều mà cô cho rằng ít người biết về quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não:

Người bệnh và gia đình có thể “ám ảnh” vì sợ tai biến mạch máu não tái phát

Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, hậu quả của nó khiến nhiều bệnh nhân và người nhà trở nên suy sụp. Chính vì vậy, họ sợ tai biến mạch máu não tái phát đến mức ám ảnh. Như với Maggie, suốt 1 năm sau khi bị tai biến, cô luôn mang theo chiếc điện thoại di động bên mình để sẵn sàng gọi cấp cứu. Trong khi đó, chồng cô dù đi làm nhưng liên tục gọi điện về nhà, thậm chí đưa cả mẹ anh từ nơi khác đến để trông chừng vợ mình.

Người bị tai biến phải xét nghiệm máu thường xuyên

Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường phải xét nghiệm máu để kiểm tra các yếu tố rối loạn đông máu, hình thành cục máu đông, từ đó phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát.

Cục máu đông vẫn có thể phát triển dù đã uống thuốc làm loãng máu

Maggie khuyên những người tai biến mạch máu não rằng, nếu bạn thấy chân mình có những triệu chứng như: Đau chân, chân sưng và đổi màu xanh, tím hoặc đỏ thì hãy đi xét nghiệm máu bởi đây có thể là những dấu hiệu của các cục máu đông. Vài năm trước, Maggie thấy 2 chân mình sưng đau. Cô đi khám và phát hiện ra có những cục máu đông lớn ở chân. Trong khi đó, cô đang dùng thuốc làm loãng máu. Điều đó chứng tỏ rằng, thuốc làm loãng máu không thể đảm bảo sẽ ngăn ngừa được hoàn toàn các cục máu đông trong não. Do vậy, Maggie phải đổi sang loại thuốc khác.

Bệnh nhân tai biến mạch máu não dễ kích động

Theo Maggie, bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể thay đổi tính tình, họ thường trải qua một loạt cảm xúc quá khích, bao gồm: Thất vọng, buồn bã, cảm thấy mình vô dụng, trở thành gánh nặng cho người khác,… Đôi khi, Maggie trút hết tất cả những cảm xúc tiêu cực ấy lên chồng mình vì cô không biết làm gì khác. Sau khi tham dự vào một câu lạc bộ hỗ trợ bệnh nhân tai biến mạch máu não, cô đã hiểu được rằng, những cảm xúc và suy nghĩ như vậy là rất phổ biến ở bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Người bị tai biến nên hạn chế làm một số việc

Để đảm bảo an toàn trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, các chuyên gia yêu cầu Maggie không được sử dụng lò nướng, khi tắm phải dùng ghế tắm, không nên dọn dẹp nhà cửa, làm những việc nặng hoặc lái xe trong 1 năm sau khi bị tai biến. Maggie cho biết: “Tôi phải học lại kỹ năng sống trong tình trạng sức khỏe này và có sự điều chỉnh theo thời gian. Ít nhất thì việc được sống cũng là may mắn rồi!”.

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não cản trở cuộc sống, cần làm gì để cải thiện?

Làm thế nào để phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não hiệu quả?

Như vậy, quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não có rất nhiều điều cần lưu ý. Theo các chuyên gia, để cải thiện sức khỏe sau tai biến một cách tích cực nhất, cần kết hợp giữa cân bằng chế độ dinh dưỡng, vận động và sử dụng thuốc. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân tai biến mạch máu não cần ăn uống lành mạnh. Các món ăn nên chế biến ở dạng lỏng và chia thành nhiều bữa nhỏ. Khẩu phần ăn cần đảm bảo cân đối lượng tinh bột và đạm, bổ sung nhiều chất chống oxy hóa như: Trái cây họ cam quýt, các loại hạt, rau củ quả,… và hạn những món ăn mặn, nhiều dầu mỡ.

Chế độ vận động

Sau tai biến mạch máu não, nhiều bệnh nhân bị mất mất khả năng vận động. Để khôi phục chức năng này, người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia kết hợp với tự luyện tập tại nhà. Bên cạnh đó, người bị tai biến có thể kết hợp thêm các liệu pháp điều trị bổ sung như: Châm cứu, bấm huyệt, yoga,…

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị mà còn giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát. Nhóm thuốc thường được kê là thuốc bảo vệ tế bào não giúp tăng cường tuần hoàn não, giảm chóng mặt, cải thiện trí nhớ và tình trạng rối loạn cảm xúc sau tai biến mạch máu não,…

Xem thêm: Băn khoăn liệu bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? ĐỌC NGAY!