“Chiến lược” đối phó với bệnh tai biến mạch máu não gồm 3 nội dung chính: Phòng ngừa, điều trị và dự phòng tái phát. Trong đó, sơ cứu tai biến thuộc giai đoạn điều trị bệnh. Đây là bước quan trọng giúp ngăn chặn nguy cơ tử vong cũng như giảm thiểu thiệt hại do tai biến mạch máu não gây ra. Vậy, sơ cứu tai biến như thế nào? Hãy ghi nhớ 3 bước hành động trong bài viết sau!
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lên não đột ngột gián đoạn do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Lúc này, một phần não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu rồi dần hoại tử, mất khả năng điều khiển các cơ quan khác.
Tai biến mạch máu não được chia thành 2 loại: Nhồi máu não và xuất huyết não. Cụ thể:
- Nhồi máu não: Tình trạng này xảy ra khi một vùng não không được cung cấp máu do cục máu đông xuất hiện làm tắc động mạch. Lúc này, các tế bào não bị thiếu oxy sẽ dần hoại tử, chức năng cơ thể mà vùng não đó chi phối ngừng hoạt động.
- Xuất huyết não: Xảy ra khi một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương các tế bào não.
Xem thêm: “Điểm danh” 4 nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường gặp ở người trẻ hiện nay
Tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Các chuyên gia trên thế giới đều cho rằng, tai biến mạch máu não là bệnh vô cùng nguy hiểm bởi đây là:
Nguyên nhân gây tử vong thứ 3 thế giới
Tử vong chính là hậu quả nguy hiểm nhất có thể xảy ra do tai biến mạch máu não. Trong nhiều năm liền, tai biến mạch máu não luôn được biết đến là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Theo thống kê, trên thế giới cứ 45 giây trôi qua lại có 1 người bị tai biến và cứ 3 phút lại có 1 người tử vong vì bệnh.
Nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu
Theo thống kê tại các nước đang phát triển, tai biến mạch máu não chính là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu ở những quốc gia này. Theo thống kê, trong số những người may mắn sống sót sau tai biến, có tới 30% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng nghiêm trọng như: Liệt nửa người, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,... Nếu không tích cực trị liệu, những di chứng này có thể kéo dài, đi theo người bệnh cả đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não cản trở cuộc sống, cần làm gì để cải thiện?
Các bước sơ cứu tai biến ai cũng nên biết
Như vậy, tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, đó là việc không thể bàn cãi. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân những kiến thức để phòng ngừa là điều cần thiết. Dưới đây là 3 bước sơ cứu tai biến mạch máu não mà bạn cần lưu tâm:
1. Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng: Để ý xem bệnh nhân có những triệu chứng tai biến mạch máu não nào, có bị đau đầu, nôn, đại tiểu tiện… hay không.
2. Kiểm tra khả năng phản hồi của bệnh nhân: Hỏi họ tên, địa chỉ của bệnh nhân. Người bị tai biến mạch máu não có thể sẽ không nói được, vì vậy, hãy nắm lấy cả hai tay và yêu cầu bệnh nhân trả lời câu hỏi bằng cách siết chặt tay của bạn. Nếu bệnh nhân trả lời được tức là vẫn chưa mất khả năng nhận thức. Nếu không trả lời, có thể người đó đang rơi vào hôn mê, hãy ghi lại thời điểm hôn mê để báo cáo với các chuyên gia y tế.
Lưu ý với bệnh nhân còn tỉnh, hãy đặt người đó nằm xuống. Tốt nhất là nằm nghiêng đầu và kê gối cho vai hơi nâng lên, sau đó nới lỏng quần áo nếu bệnh nhân đang mặc đồ bó sát, hoặc nếu người bệnh lạnh, hãy đắp chăn hay khoác áo. Tuyệt đối không được cho người bệnh ăn hay uống bất kỳ thứ gì khi chưa có sự chỉ dẫn của các chuyên gia.n
3. Kiểm tra khả năng thở: Mở miệng người bệnh xem đường thở có rõ ràng không. Nếu đường thở không rõ (chẳng hạn như bị nôn, có đờm nhớt,…) thì hãy giúp bệnh nhân lấy hết các vật cản ra ngoài. Sau đó, bạn nâng cằm người bệnh lên và quan sát xem ngực có phập phồng lên xuống, có tiếng thở hay không. Nếu người bệnh không thở, hãy nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách:
- Quỳ xuống đối diện với người bệnh, đan 2 tay vào nhau và ép xuống ngực ở nửa dưới xương ức 30 lần.
- Ngửa đầu ra sau, hít 2 hơi rồi cúi xuống phả vào miệng người bệnh trong khi giữ chặt mũi bệnh nhân.
- Thực hiện xen kẽ 30 lần ép ngực và 2 nhịp thở cho đến khi người bệnh có dấu hiệu tỉnh lại hoặc xe cấp cứu đến.
Xem thêm: Băn khoăn liệu bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? ĐỌC NGAY!