Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông là một trong những biện pháp phổ biến để loại bỏ tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về các nhóm thuốc giúp loại bỏ cục máu đông cũng như những lưu ý khi sử dụng để kết quả điều trị đạt được tốt nhất. 

Thuốc làm tan cục máu đông

Việc điều trị cục máu đông sẽ phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông và sức khỏe của người bệnh.

- Thuốc làm tan cục máu đông: Những loại thuốc làm tan cục máu đông này được sử dụng cho các tình trạng nghiêm trọng như thuyên tắc tĩnh mạch phổi. Không giống như các thuốc làm loãng máu, nhóm thuốc này phá vỡ cục máu đông. Chúng hoạt động bằng cách kích hoạt plasmin, khởi động quá trình tự nhiên của cơ thể để loại bỏ huyết khối. Một số thuốc nhóm này có thể kể đến như: Eminase, Streptase, TNKase,...

- Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu: Còn được gọi là thuốc làm loãng máu. Thuốc nhóm này không phải là thuốc làm tan cục máu đông trực tiếp hay phá vỡ cục máu đông mà chúng ngăn cục máu đông phát triển và ngăn hình thành các cục máu đông mới. Từ đó, cơ thể có thời gian để phá vỡ cục máu đông theo cơ chế tự nhiên. Thuốc chống đông máu cũng được dùng để ngăn ngừa cục máu đông tái phát sau đột quỵ, thuyên tắc phổi. Một số thuốc thuốc nhóm này có cơ chế làm loãng máu khác nhau có thể kể đến như:

  • Thuốc đông máu đường uống tác dụng trực tiếp (DOAC): Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn cơ thể tạo ra fibrin - loại protein tạo cục máu đông
  • Heparin: Ngăn chặn hoạt động của thrombin - protein đông máu quan trọng 
  • Warfarin: Làm chậm khả năng tạo ra các protein cần thiết cho quá trình đông máu được sản xuất ở gan
  • Thuốc chống đông máu có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm chóng mặt, bầm tím da, đau đầu, đau dạ dày, chảy máu. Nên khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến và có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

su-dung-thuoc-chong-dong-de-loai-bo-cuc-mau-dong.webp

Sử dụng thuốc chống đông để loại bỏ cục máu đông

Thuốc làm tan cục máu đông từ thảo dược

Một số loại thảo dược có thể hoạt động như chất làm loãng máu tự nhiên và giúp giảm nguy cơ đông máu bao gồm:

  • Gừng: Là một loại gia vị chống viêm khác có thể làm giảm quá trình đông máu, hoạt động như một thuốc làm tan cục máu đông từ thiên nhiên. Nó chứa một loại axit tự nhiên có tác dụng chống đông máu gọi là salicylate. Do đó bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc khô thường xuyên trong nướng, nấu ăn và nước trái cây để phòng ngừa và điều trị tình trạng huyết khối.
  • Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng sinh tự nhiên và chống vi trùng. Nghiên cứu cho thấy, các chất kháng sinh trong tỏi có tác dụng chống huyết khối và làm loãng máu hiệu quả.
  • Dứa: Bromelain là một loại enzyme có trong dứa được chiết xuất và sử dụng trong một số thuốc làm tan cục máu đông. Nó có thể là một phương thuốc hiệu quả cho các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy rằng bromelain giúp làm loãng máu, phá vỡ cục máu đông và giảm sự hình thành cục máu đông. 
  • Đương quy: Đây là một loại thảo mộc truyền thống khác của nước ta có thể làm thuốc làm tan cục máu đông tự nhiên. Đương quy làm tăng đáng kể thời gian cần thiết để tạo ra cục máu đông do thành phần coumarin có trong đương quy.
  • Bạch quả: Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng lá cây bạch quả trong hàng nghìn năm như một thuốc làm tan cục máu đông. Bạch quả cũng là một loại thảo dược bổ sung rất phổ biến ở Hoa Kỳ và Châu Âu để điều trị rối loạn máu và các vấn đề về trí nhớ.
  • Nghệ: Từ lâu, người ta đã sử dụng loại gia vị này cho các mục đích ẩm thực và y học. Thành phần hoạt chất trong nghệ là curcumin có tác dụng như thuốc làm tan cục máu đông: Chống viêm, làm loãng máu, chống đông máu.

nghe-vi-thuoc-lam-tan-cuc-mau-dong-tu-thao-duoc.webp

Nghệ - Vị thuốc làm tan cục máu đông từ thảo dược

Thực phẩm chức năng làm tan cục máu đông

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y hay các loại thuốc dân gian thì việc dùng thực phẩm chức năng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm chứa nattokinase là một trong số các thực phẩm chức năng tiêu biểu trong hỗ trợ làm tan huyết khối. Nattokinase là một enzyme được tạo thành trong quá trình lên men đậu tương. Năm 1980, enzyme này đã được một bác sĩ người Nhật Bản phát hiện ra có tác dụng rất tốt trong việc làm tan cục máu đông. Nattokinase kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin gấp 4 lần bình thường, không những làm tan cục máu đông đã hình thành mà còn có tác dụng dự phòng, ngăn ngừa các cục máu đông mới xuất hiện. Bên cạnh đó,  Nattokinase còn có tác dụng củng cố chức năng não, cải thiện thị lực và tăng cường khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. 

nattokinase-giup-ho-tro-lam-tan-cuc-mau-dong.webp

Nattokinase giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông

Những cách làm tan cục máu đông và hạn chế hình thành cục máu đông tự nhiên

Để có thể làm tan cục máu đông theo các tự nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Kích thích lưu thông máu 

Nằm bất động hoặc không hoạt động khiến bạn có nguy cơ bị đông máu cao hơn. Bạn có thể bất động vì lý do sức khỏe, hoặc bạn do đặc thù công việc nên phải ngồi yên liên tục trong thời gian dài. Trong cả hai trường hợp, hãy cố gắng di chuyển càng nhiều càng tốt để kích thích tuần hoàn. Cải thiện lưu thông của bạn sẽ không làm sạch các cục máu đông hiện tại, nhưng nó có thể giúp bạn tránh được việc hình thành nhiều cục máu đông hơn trong tương lai.

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng ứ trệ tuần hoàn và tắc nghẽn mạch máu. Nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục hàng ngày. Tốt nhất là các bài tập giúp tim đập nhanh hơn, ví dụ như chạy, đạp xe, bơi lội,... để tập luyện tim mạch có kết quả tốt nhất.
  • Hãy đứng dậy và đi lại sau mỗi 30-60 phút nếu bạn ngồi lâu. Cho dù bạn đang làm việc tại bàn giấy hay đang tham gia một chuyến đi dài, việc ngồi lâu có thể khiến bạn có nguy cơ bị đông máu cao hơn. 
  • Gập bàn chân và chân của bạn nếu bạn không thể đứng dậy và đi lại. Nếu bạn không thể đứng dậy, chẳng hạn như đang đi máy bay, thì bạn vẫn có thể thực hiện một số bước để kích thích lưu lượng máu. Ví dụ như tăng cử động các ngón chân, uốn cong cổ chân và di chuyển chân lên xuống nhiều nhất có thể. Ngay cả một chút chuyển động nhỏ này cũng có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông.

 

tap-the-duc-thuong-xuyen-giup-giam-nguy-co-mac-cuc-mau-dong.webp

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc cục máu đông

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc duy trì vận động, bạn cũng có thể giảm nguy cơ hình thành cục máu đông bằng một vài thay đổi lối sống. Tất cả các mẹo này đều có thể giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể, kích thích lưu lượng máu và làm giảm khả năng hình thành cục máu đông.

  • Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì khiến bạn có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn. Nếu bạn thừa cân, hãy nói chuyện với bác sĩ và xác định trọng lượng cơ thể lý tưởng cho bản thân. Sau đó thiết kế một chế độ luyện tập và ăn kiêng để đạt được mục tiêu đó.
  • Tránh ngồi khoanh chân: Việc bắt chéo chân sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị đông máu ở chân. Mỗi lần chỉ nên ngồi khoanh chân trong vài phút, sau đó bắt chéo chân để giữ cho tuần hoàn máu được lưu thông.
  • Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ đông máu: Hút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn hút thuốc, tốt nhất bạn nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối và duy trì sức khỏe tim mạch. Điều này rất tốt để giảm nguy cơ đông máu.

  • Thực hành một chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể, giảm huyết áp và cholesterol, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Tất cả điều này đều giúp ngăn ngừa đông máu. Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Chuyển sang các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên cám để giảm lượng carbohydrate đơn. Tránh các thực phẩm béo, chiên, mặn hoặc chế biến sẵn.
  • Uống nhiều nước: Mất nước ngăn cản máu của bạn lưu thông tốt, có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể đủ nước và giảm nguy cơ đông máu.
  • Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều Omega-3: Omega-3 cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa cục máu đông. Các nguồn chính cung cấp Omega 3 là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. Bạn cũng có thể lấy Omega 3 từ các loại hạt và dầu thực vật.
  • Thực hiện theo chế độ ăn ít muối: Muối làm co mạch máu và làm tăng huyết áp, tất cả đều có thể khiến bạn có nguy cơ bị đông máu cao hơn. Không nên ăn thức ăn quá mặn như đồ chiên rán hoặc các bữa ăn chế biến sẵn.
  • Giới hạn lượng vitamin K của bạn ở mức 90-120 mcg mỗi ngày: Cơ thể bạn cần vitamin K, vitamin này sẽ giúp máu đông lại. Tuy nhiên, nếu trước đây bạn đã từng bị đông máu, thì việc thừa vitamin K có thể khiến bạn có nguy cơ đông máu cao hơn.

Trên đây là bài viết về những loại thuốc làm tan cục máu đông được dùng trong điều trị. Nếu bạn còn câu hỏi nào về thuốc, cách sử dụng thuốc cũng như các vấn đề liên quan đến cục máu đông, hãy để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia giải đáp.

>>>XEM THÊM: Note ngay 8 cách phòng ngừa đột quỵ không phải ai cũng biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://newsroom.heart.org/news/newer-generation-clot-busting-stroke-medication-cuts-the-risk-of-serious-bleeding-in-half

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/medicine-clot-busters

https://medicine.wustl.edu/news/clot-busting-drugs-not-recommended-most-patients-with-blood-clots/